Về hợp tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, khảo sát khoa học biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 83 - 84)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3. Về triển vọng hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề Biển Đông

3.3.5. Về hợp tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, khảo sát khoa học biển

Biển Đông là một vùng biển nửa kín được điều chỉnh bởi Phần 9 UNCLOS,

trong đó Điều 192 hướng dẫn các nước phối hợp quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai

thác các nguồn lợi của biển một cách trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức khu vực phù hợp. Trước thực trạng môi trường biển bị ô nhiễm trầm trọng và tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt, các quốc gia ASEAN tích cực hợp tác nội khối cũng như có sự tham gia của các đối tác bên ngoài nhằm bảo vệ môi trường, quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên biển, trong đó hướng hợp tác tập trung vào: điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường biển, dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng của các hoạt động khai thác kinh tế trên biển, xử lý chất, khí thải từ hoạt động kinh tế biển, xử lý ô nhiễm biển, tham gia mạng quan trắc toàn cầu về mực nước biển dâng, bảo vệ tính đa dạng sinh học biển và duy trì năng suất, tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái biển và đới bờ, các loài sinh vật và các tài nguyên di truyền, đồng thời nghiên cứu hải dương học và điều tra địa chất khoáng sản biển sâu... [16] Mặc dù vậy, dựa trên thực trạng hợp tác đã nêu ở Chương 2, có thể thấy dù hình thức, lĩnh vực hợp tác bảo vệ môi trường và tài nguyên biển rất đa dạng, song để triển khai các hình thức, lĩnh vực hợp tác này đòi hỏi nguồn lực tài chính không nhỏ, quyết tâm chính trị ở mức cao của các quốc gia (gắn lợi ích quốc gia với lợi ích chung của toàn khối, các quốc gia ASEAN nên chuyển hướng tiếp cận từ chú trọng tới góc độ chủ quyền truyền thống sang góc độ hợp tác, đặc biệt để bảo vệ các nguồn tài nguyên trong khu vực), trên cơ sở đó đưa ra chiến lược quản lý tích hợp, đa lĩnh vực về hải dương và các vùng ven biển và việc quản lý khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như quản lý các hoạt động IUU [34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)