Hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 59)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4. Hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

Khu vực Biển Đông đang ngày càng phải đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống với quy mô ngày càng rộng hơn, tính chất nghiêm trọng hơn. Với diện tích rộng lớn, hệ thống an ninh được cho là còn mỏng cộng với việc đây là vùng biển khu vực có mật độ tàu qua lại rất cao, do đó Biển Đông đang trở thành điểm nóng số một của thế giới về vấn nạn cướp biển, khủng bố, buôn lậu, đánh bắt cá trái phép, phá huỷ môi trường biển. Số lượng các loại tội phạm biển trong khu vực Đông Nam Á có dấu hiệu tăng mạnh trong những năm gần đây, trong đó theo thống kê của Cục Hàng hải quốc tế và Recaap, tại vùng Biển Đông xảy ra 41% các vụ cướp biển trên toàn cầu trong giai đoạn 1995 - 2016, số vụ cướp biển xảy ra năm 2017 tăng gấp đôi so với năm 2016, gây thiệt hại tới 8,4 tỷ USD mỗi năm, gây tâm lý lo ngại cho mọi tàu thuyền có hành trình qua đây. Cùng với sự gia tăng về số lượng, các loại hình và phạm vi hoạt động của các loại tội phạm trên biển cũng ngày càng nghiêm trọng và phức tạp [28, 103].

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia ASEAN chung biên giới trên biển, có số lượng lớn ngư dân làm ăn sinh sống trên biển, đa số trình độ dân trí thấp, nhận thức pháp luật hạn chế, trang thiết bị đi biển lạc hậu. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc ngư dân vi phạm vùng biển của quốc gia khác trong quá trình đánh bắt cá. Mặt khác, do hiện nay, trên Biển Đông còn tồn tại tranh chấp ở nhiều khu vực biển, dẫn tới việc thực thi chủ quyền ở những khu vực chồng lấn chưa phân định giữa các bên còn gây tranh cãi. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên như đánh bắt cá của ngư dân các nước ven biển đôi khi sẽ được nhìn nhận dưới hai góc độ trái ngược nhau đó là hợp pháp hay trái phép. Đặc biệt, nhằm thực hiện mưu đồ

độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc điều hàng nghìn tàu chấp pháp và tàu cá trá

hình để quấy nhiễu, ngăn cản hoạt động khai thác hải sản của ngư dân các quốc gia

ASEAN trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia này, đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn ở Biển Đông [7, 104].

Trước thực trạng trên cùng với ý thức, trách nhiệm của từng quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy lòng tin, tăng cường phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, đảm bảo tự do thông thương ở Biển Đông, phát huy vai trò

trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, nên các quốc gia ASEAN đã tăng cường hợp tác, coi nhu cầu đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là yêu cầu tất yếu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ven biển [36].

Với việc xác định tầm quan trọng đặc biệt của công tác hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không như trên, các quốc gia ASEAN đã tăng cường hợp tác ở cả bình diện khu vực và song phương giữa các quốc gia, cụ thể:

Ở bình diện khu vực: Trong giai đoạn từ năm 2002 - 2017, trong hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đã và đang duy trì một số cơ chế hợp tác cơ bản như: (i) Nằm trong khuôn khổ cơ chế hợp tác ADMM+ và sự thống nhất của các thành viên ASEAN tham gia Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN (ANCM), kể từ năm 2016, các nước ASEAN đã phối hợp tổ chức các cuộc Diễn tập thực địa ADMM+ về an ninh hàng hải và chống khủng bố. Cơ chế hợp tác này được phát triển trên thể thức và quy mô từ cuộc diễn tập ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo/cứu trợ thảm họa và quân y (ADMM+ HA/DR&MM) năm 2013. Thông qua các hoạt động diễn tập, các nước thành viên ADMM+ mong muốn duy trì thường xuyên hợp tác thiết thực về an ninh hàng hải và chống khủng bố; tăng cường khả năng tương tác chia sẻ thông tin và phản ứng với thách thức an ninh hàng hải và chống khủng

bố hiện nay [28]. (ii) Hiệp định ReCAAP ký ngày 11/11/2004 giữa 16 quốc gia, bao

gồm 10 quốc gia ASEAN (Indonesia và Malaysia sau đó đã không phê chuẩn Hiệp định do lo ngại vấn đề chủ quyền). ReCAAP đã tạo cơ chế để các nước phối hợp hành động ngăn chặn và trấn áp cướp biển; chia sẻ thông tin về những nguy cơ xảy ra các vụ cướp biển; quy định việc dẫn độ, hỗ trợ pháp lý và xác định quốc gia nào phải chịu trách nhiệm điều tra chính khi xảy ra vụ cướp biển; hỗ trợ xây dựng, đào tạo nhân lực, diễn tập để nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng phối hợp chiến đấu

[28]. (iii) Hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên

quốc gia (cơ chế thường niên, được thiết lập từ năm 1997), Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN (được chính thức thiết lập năm 2017), Hội nghị Người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát biển các nước Châu Á - HACGAM [89], Diễn đàn Hải quân Tây Thái

Bình Dương - WPNS [97]… đã góp phần xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp điều tra, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm xuyên quốc gia trên biển, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông.

Ở bình diện hợp tác giữa các quốc gia thành viên: Lực lượng chức năng như Hải quân, Cảnh sát biển… của Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore đã thiết lập và triển khai các cơ chế hợp tác tuần tra, diễn tập và phòng chống tội phạm trên biển trong nhiều năm qua: (i) Kể từ năm 1988, Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam và Thái Lan, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành tuần tra chung trên biển. Cho đến năm 2017, Hải quân Việt Nam và Thái Lan đã tiến hành 36 đợt tuần tra chung ở vùng biển tiếp giáp hai nước; Việt Nam và Campuchia đã tiến hành 48 đợt tuần tra chung tại vùng nước lịch sử giữa hai nước. Thông qua các đợt tuần tra chung, lực lượng chức năng Việt Nam với Thái Lan và Campuchia đã phối hợp giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân không vi phạm pháp luật và chủ quyền vùng biển của nước khác; trao đổi thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn trên biển; ngăn chặn các hoạt động tội phạm trên biển như tội phạm buôn lậu, vận chuyển ma tuý, nhập cư trái phép, buôn bán, vận chuyển vũ khí, chất nổ…; tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm đảm bảo hậu cần, tác chiến trong những điều kiện thời tiết khác nhau; thăm viếng cảng hải quân của nhau, giao lưu thể thao, văn nghệ giữa thủy thủ, cán bộ của các bên [27, tr. 53]. (ii) Sáng kiến An ninh Eo biển Malacca - MSSI do Indonesia, Malaysia và Singapore lập ra năm 2004. Sáng kiến này là quá trình kết hợp các thoả thuận về tuần tra chung giữa ba nước Malaysia, Indonesia,

Singapore5, sau đó có sự tham gia của Thái Lan vào năm 2008 nhằm tăng cường hợp

tác chống cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia ở eo biển Malacca. Để MSSI hoạt động, các thành viên đã lập ra nhóm chuyên gia kỹ thuật về an ninh hàng hải và triển khai kế hoạch tuần tra, giám sát chung trên biển - MSSP, trên không - EIS và cơ chế

5 Trước đó, đầu năm 1992, để ngăn chặn hoạt động cướp biển ở eo biển Malacca, Indonesia, Malaysia và Singapore đã đàm phán thúc đẩy hợp tác chống cướp biển, xây dựng trung tâm chống cướp biển ở Malaysia. Hải quân Indonesia và Singapore (7/1992) ký “Hiệp định tuần tra chung” nhằm bảo vệ an ninh trên biển; Malaysia và Singapore (5/2005) khởi động “hệ thống giám sát hình ảnh trên biển” (SURPIC)...

trao đổi thông tin tình báo - MSP ở eo biển Malacca. MSSI còn nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Mỹ và sự tham gia hạn chế của Australia và New Zealand vào EIS. Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2017, Indonesia, Malaysia và Singapore đã tổ chức các hoạt động như phối hợp cùng Thái Lan tổ chức tuần tra trên không với

tên gọi Con mắt không trung nhằm giám sát khu vực eo biển Malacca vào năm 2005;

tổ chức “Hội nghị phối hợp tuần tra chung eo biển Malacca” tại Indonesia vào năm 2006 nhằm quy định rõ hơn vấn đề hợp tác an ninh khu vực eo biển này, đồng thời thành lập Nhóm trao đổi thông tin tình báo liên quan an ninh eo biển Malacca; phối hợp tuần tra chung, trao đổi kế hoạch tuần tra, chỉ huy, trình tự kiểm soát mỗi bên và vị trí tàu tuần tra vào tháng 4/2007; tổ chức diễn tập chia sẻ thông tin tuần tra chung tại eo biển Malacca vào các năm 2008 và 2010; tổ chức các đợt tuần tra chung trên biển từ năm 2011 -2017 [98]… (iii) Từ năm 2017, Indonesia, Malaysia và Philippines đã triển khai lực lượng tuần tra chung của Hải quân ba nước tại vùng biển chung của ba nước, trong đó chủ yếu ở vùng biển Sulu- Celebes để ngăn chặn cướp biển, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, tội phạm ma túy… Trước đó, lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển và Hội đồng an ninh hàng hải Indonesia và Malaysia (5/2015) đã tiến hành tuần tra chung trên biển giữa hai nước.

Có thể thấy, trước thực trạng an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không diễn biến phức tạp, khó lường, các quốc gia ASEAN tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực như tuần tra, diễn tập chung, phối hợp phòng chống các loại tội phạm ở Biển Đông…, qua đó góp phần: (i) Đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm trên biển, nhất là

cướp biển, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma túy, nhập cư bất hợp pháp. (ii)

Chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp hiệp đồng tác chiến, tăng cường lòng tin, hợp tác hữu nghị, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vụ đụng độ trên biển, tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. (iii) Giảm thiểu các hoạt động vi phạm lãnh hải, đánh bắt cá trái phép đang diễn ra ngày càng phổ biến ở Biển Đông; diễn tập xử lý ngư dân vi phạm; phối hợp tuyên truyền, giáo dục ngư dân và đặc biệt là chia sẻ kiến thức pháp luật của mỗi nước đối với vấn đề đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU) để ngư dân hoạt động theo đúng pháp luật, cùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng tàn phá môi trường biển.

Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng thực trạng hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không cũng còn nhiều hạn chế, do tiến trình hợp tác luôn bị chi phối bởi quan điểm chính trị và cách hành xử của nhiều quốc gia ASEAN cũng như các nước lớn ngoài khu vực can thiệp. Do vậy, các quốc gia ASEAN cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng nhận thức chung và lòng tin chiến lược, coi đây là yêu cầu quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia ASEAN, trên cơ sở đó tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau để giải quyết tốt những mối đe dọa an ninh hàng hải, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

2.5. Hợp tác bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên biển, khảo sát khoa học biển

Trong những năm gần đây, môi trường và tài nguyên ở Biển Đông đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn, xuất phát từ nhiều lý do: Hàng ngày có hàng nghìn tấn rác thải chưa được xử lý đổ ra biển [16]. Ngoài ra, các nhà máy, xí nghiệp xả nước thải cùng với những hóa chất độc hại ra biển không những làm cho biển ô nhiễm mà còn có tác hại xấu đến sức khỏe con người và mọi loài sinh vật sống ở đây. Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở một số cảng hàng hải do tàu thuyền ra vào nhiều, lạo vét luồng lạch, đổ rác thải. Ngoài ra, mặt trái của sự phát triển xã hội, nhất là liên quan ngành du lịch, tốc độ khai thác, tiêu thụ dầu mỏ…

cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biển bị ô nhiễm [16]. Đặc biệt, hoạt động

cải tạo phi pháp các bãi, đá để xây đảo nhân tạo và đưa lượng lớn binh lính ra đồn trú của Trung Quốc ở Biển Đông, hoạt động khai thác hải sản ồ ạt, bất hợp pháp, mang tính hủy diệt của ngư dân các quốc gia trong khu vực đang phá hủy môi trường biển, gây ra suy giảm hệ sinh thái biển và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài. Theo ước tính, hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã tàn phá tới 160 km2 rạn san hô và phá hủy gần 60 km2 san hô vòng ở các khu vực xung quanh; điều này khiến các quốc gia ven Biển Đông phải gánh chịu thiệt hại 5,7 tỷ USD/năm, gây tác động tiêu cực xuyên biên giới [7]. Trong khi đó, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á - SEAFDEC, Biển Đông là một trong năm khu vực đánh bắt hải sản năng suất cao nhất trên thế giới, chiếm khoảng 12% tổng lượng đánh bắt toàn cầu trong

năm 2015. Tổng lượng cá ở Biển Đông đã suy giảm khoảng 70-95% kể từ những năm 1950 và tỷ lệ đánh bắt đã giảm 66-75% trong 20 năm qua; hiện ở Biển Đông có thể chỉ còn 5% lượng cá so với thập niên 1950 và quá trình phục hồi các nguồn cá ở Biển Đông hiện nay rất thấp. Bên cạnh đó, mỗi thập kỷ sẽ có 30% cỏ mọc dưới đáy biển, 16% các rạn san hô sống mất đi do ô nhiễm môi trường và khai thác tận diệt, thiếu bền vững [7].

Do đơn thuần mang tính chất khoa học, ít đụng chạm các vấn đề nhạy cảm, việc điều tra, khảo sát và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển ở các vùng biển liên thông, tiếp giáp và gắn bó liên hoàn với nhau nên hợp tác bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các quốc gia ASEAN cùng với sự tham gia, tài trợ nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ khu vực, quốc tế. Các quốc gia ASEAN đã phối hợp thực hiện nhiều chương trình, dự án hợp tác có quy mô, tập trung điều tra, khảo sát hệ sinh thái biển, quản lý tổng hợp vùng bờ biển, bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghề cá, bảo vệ môi trường biển, khu vực tiền châu thổ, chống suy thoái biển, chính sách biển và xóa đói giảm nghèo như: các chương trình, dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu

(GEF) thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) chủ trì gồm Xu thế

sụt giảm của môi trường ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan6, Cơ quan phối hợp về các vùng Biển Đông Á (COBSEA)7, Đối tác về quản lý môi trường cho các vùng biển ở Đông Á (PEMSEA)8

; dự án xây dựng một Chương trình khu vực về phòng chống ô

nhiễm môi trường biển ở các vùng biển Đông Á9. Bên cạnh đó, nhiều dự án phát

triển ngành công nghiệp ven biển, ngành năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển… cũng đang được quan tâm thúc đẩy trên cơ sở cân nhắc lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng quốc gia, từng vùng [16].

6 Có sự tham gia của các nước Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

7 Được thành lập theo Chương trình hành động được thông qua năm 1981 và sửa đổi năm 1994 gồm các thành viên Campuchia, Australia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

8 Được thành lập năm 1993 với các thành viên Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Triều Tiên, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Đông Timor và Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)