Hợp tác phân định biển giữa các quốc gia ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 46 - 54)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Hợp tác phân định biển

2.2.2. Hợp tác phân định biển giữa các quốc gia ASEAN

2.2.2.1. Hợp tác phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia

Do quan điểm vận dụng nguyên tắc phân định biển và điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải khác nhau nên giữa Việt Nam và Indonesia tồn tại một vùng

chồng lấn khoảng 98.000 km2

. Quá trình đàm phán phần định biển kéo dài 26 năm kể từ năm 1978, đến ngày 26/6/2003, hai nước ký Hiệp định về phân định thềm lục địa, có hiệu lực kể từ ngày 29/5/2006 [30, 61]. Việc ký Hiệp định về phân định thềm lục địa đã tạo thuận lợi cho hai nước thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán, quản lý và khai thác phần thềm lục địa của mình; tạo cơ chế để hai nước tiếp

tục thúc đẩy đàm phán phân định EEZ chồng lấn ở gần vùng đảo Hòn Cau, phía Đông Nam Việt Nam và gần đảo Natuna của Indonesia (tính đến tháng 10/2018, hai nước đã tổ chức 11 vòng đàm phán về EEZ), qua đó tạo điều kiện cho ngư dân khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản ở vùng biển của mỗi nước, tránh những vụ việc hiểu lầm, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước liên quan việc xử lý ngư dân, tàu cá khai thác thủy sản trong khu vực chồng lấn thời gian vừa qua [26, 30, 61, 70].

2.2.2.2. Hợp tác phân định biển giữa Việt Nam và Malaysia

Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại vùng chồng lấn thềm lục địa rộng khoảng

2.800 km2. Khu vực này nằm ở cửa vịnh Thái Lan có độ sâu nhỏ, trung bình khoảng

50 m, địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng. Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hoà công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Dù diện tích chồng lần không lớn, nhưng đây là khu vực có tiềm năng về dầu khí, vốn đã được phát hiện từ những năm 1940. Năm 1992, sau chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hai bên bắt đầu đàm phán và nhận thấy rằng việc đàm phán phân định đường biên giới biển đòi hỏi nhiều thời gian, không thể khai thác sớm các mỏ dầu khí phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, khu vực chống lấn không quá lớn, có thể hợp tác quản lý. Do đó, căn cứ vào quy định về biện pháp tạm thời trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề biên giới3, vào ngày 05/6/1992, hai bên nhất trí ký thoả thuận về hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn trên cơ sở bình đẳng về mọi mặt: vốn đầu tư, chia lợi nhuận, quản lý, không ảnh hưởng đến giải pháp hoạch định đường biên giới sau này. Do khoảng cách giữa bờ biển và các đảo của hai bên chưa tới 400 hải lý, yêu sách của hai bên đều dựa trên đường trung tuyến, nên có thể sử dụng một đường phân định đơn nhất làm ranh giới cho cả EEZ và thềm lục địa của hai nước. Việc chia đôi thuần tuý diện tích vùng chồng lấn trên biển hiện có giữa hai bên là một giải pháp phân định công bằng dễ chấp nhận. Tiếp đó, sau một thời gian đàm phán, ngày 06/5/2009, Việt Nam và Malaysia đã phối hợp trình Báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước lên

3 Theo khoản 3 Điều 74 và khoản 3 Điều 83 của UNCLOS, trong giai đoạn chưa phân định biển, các quốc gia phải nỗ lực hết sức mình để đạt được một dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn và không làm phương hại hay cản trở việc đạt được thoả thuận phân định biển cuối cùng.

Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc. Sự kiện này thể hiện tinh thần hòa bình giải quyết những bất đồng về vùng biển chồng lấn giữa hai nước, là hình mẫu trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo giữa các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông [26, 30, 61, 70].

2.2.2.3. Hợp tác phân định biển giữa Việt Nam và Philippines

Theo Hiệp định Paris ký năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha, Philippines không có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, từ năm 1971, Philippines đã lợi dụng việc Việt Nam đang tập trung nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước để đưa ra yêu sách chủ quyền đối với một số đảo ở Trường Sa mà Philippines cho là vô chủ và gọi là nhóm đảo Kalayaan, đồng thời đưa quân chiếm đóng trái phép năm đảo ở phía Bắc và phía Đông Bắc của Trường Sa gồm Vĩnh Viễn, Bình Nguyên, Loại Ta, Thị Tứ và Song Tử Đông. Để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền, Việt Nam và Philippines ngày 07/11/1995 đã bắt đầu tiến hành đàm phán và đạt thỏa thuận về 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản với một số nội dung như: thúc đẩy đàm phán hòa bình để từng bước giải quyết tranh chấp chủ quyền; tăng cường hợp tác về bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển ở khu vực quần đảo Trường Sa, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ, chống cướp biển... Trên cơ sở này, Việt Nam và Philippines đã tiến hành các cuộc khảo sát và nghiên cứu khoa học hải dương vào các năm 1997, 2000, 2004 và 2007. Hai nước coi đây là hình mẫu hợp tác, dự kiến mở rộng thành phần và nâng lên thành một thiết chế thường xuyên. Tuy nhiên, do tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, nên từ năm 2008 đến nay, Việt Nam và Philippines đã không thể tiếp tục thực hiện các đợt khảo sát tương tự [70]. Trong giai đoạn này, Lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong khu vực; cam kết nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cơ bản dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền; kêu gọi thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC, thúc đẩy tiến trình đàm phán để

sớm đạt COC. Những cam kết này là cơ sở để hai bên tiếp tục đàm phán giải quyết

tranh chấp chủ quyền cũng như phân định ranh giới biển trong tương lai. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận việc giải quyết tranh chấp chủ quyền giữa hai nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là việc Trung Quốc luôn phản đối các vòng đàm phán

và không cộng nhận chủ quyền của Việt Nam và Philippines tại vùng biển hai nước muốn phân định [26, 61].

2.2.2.4. Hợp tác phân định biển giữa Việt Nam và Thái Lan

Ở khu vực vịnh Thái Lan, Việt Nam và Thái Lan là hai nước có bờ biển đối diện nhau. Năm 1971, Việt Nam quy định phạm vi thềm lục địa phía Nam, trong đó tại khu vực giữa Việt Nam và Thái Lan đường ranh giới đi theo trung tuyến giữa bờ biển các đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển Thái Lan. Năm 1973, Thái Lan quy định ranh giới thềm lục địa theo đường trung tuyến giữa bờ biển Thái Lan và đảo

Phú Quốc. Do đó, giữa hai bên hình thành vùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km2.

Từ năm 1992 đến năm 1997, hai nước tiến hành đàm phán giải quyết vùng chồng lấn trên cơ sở luật pháp quốc tế, điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực biển liên quan. Đến ngày 09/8/1997, hai nước ký Hiệp định phân định ranh giới trên biển theo một đường dài khoảng 137 km. Đây là hiệp định về phân định biển đầu tiên Việt Nam ký kết với các quốc gia láng giềng sau khi UNCLOS có hiệu lực, đồng thời cũng là hiệp định phân chia cả thềm lục địa và EEZ giữa hai nước có yêu sách chủ quyền [70].

Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2017, Việt Nam và Thái Lan đã thiết lập kênh

liên lạc cảnh báo vi phạm, triển khai hợp tác điều tra nguồn lợi biển, thực hiện tuần tra chung trên biển. Hai nước cũng thành lập Ủy ban hỗn hợp song phương về thiết lập trật tự trên biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình trên biển và giáo dục ngư dân không được xâm phạm vùng biển của nhau để đánh bắt hải sản trái phép. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn diễn ra tình trạng vi phạm của ngư dân hai nước vượt qua đường ranh giới để tiến hành khai thác hải sản trái phép [26, 61].

2.2.2.5. Hợp tác phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia

Do kiến tạo về mặt địa chất, nên bờ biển giữa Việt Nam và Campuchia có những đặc điểm cơ bản như có trên 150 đảo lớn, nhỏ, được chia thành bảy cụm và một số đảo lẻ. Hiện hai nước chưa phân định lãnh hải, EEZ và thềm lục địa tại khu vực này. Năm 1930, Toàn quyền Đông Dương G. Brévié đã vạch một ranh giới, gọi là đường Brévié, phân chia các đảo ở phía Tây Bắc đường này cho phía Campuchia, còn các đảo ở phía Đông Nam cho Nam Kỳ. Sau năm 1954, Campuchia và Chính

quyền Việt Nam Cộng hòa đều cho rằng đường Brévié đã hết hiệu lực và bắt đầu tìm cách quyền kiểm soát lại các đảo, khiến tình hình trở nên phức tạp, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nhà nước. Trước những diễn biến phức tạp trên, ngày 07/7/1982, hai nước đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử, quy định: Vùng nước lịch sử nằm giữa vùng biển hai nước được giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên của Việt Nam và Kampot của Campuchia, đảo Phú Quốc và các đảo khác ở ngoài khơi. Vùng nước lịch sử được hai bên coi như đặt dưới chế độ nội thủy và được quản lý chung về đánh cá, hai bên tiến hành tuần tra và kiểm soát trong khi chờ đợi việc phân định biển trong Vùng nước lịch sử. Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo trên vùng biển giáp ranh, xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển chính thức do hai bên chưa ký được hiệp định phân định biển.

Trên cơ sở của Hiệp định về Vùng nước lịch sử, tại cuộc họp vòng 1 của Ủy ban liên hợp vào tháng 3/1999, Việt Nam đã đưa ra sơ đồ đường trung tuyến trong Vùng nước lịch sử để làm cơ sở đàm phán, điều chỉnh làm đường phân định biên giới trên biển giữa hai nước. Đây được xem là giải pháp hợp lý, làm cơ sở đàm phán phân định biên giới trên biển. Tuy vậy, cho đến nay, trải qua nhiều vòng đàm phán, Campuchia vẫn chưa nhất trí về đường trung tuyến mà Việt Nam vạch ra và cũng không đưa ra một giải pháp cụ thể nào dù Việt Nam luôn kiên trì giải thích rõ hơn về tính hợp lý và hy vọng đạt được một giải pháp phân định công bằng cho cả hai bên [26, 30, 61, 70].

2.2.2.6. Hợp tác phân định biển giữa Singapore và Indonesia

Do đặc thù về địa lý, Singapore và Indonesia tồn tại một vùng chồng lấn ở eo biển Singapore. Ngoài ra, hai nước này cùng với Malaysia tồn tại vùng chồng lấn ở khu vực Pedra Branca - đảo Bintan và một phần phía Tây eo biển Singapore. Kể từ những năm 1970, Singapore và Indonesia bắt đầu tiến trình đàm phán phân định

vùng chồng lấn và đã ký 03 hiệp định phân định biển gồm: Hiệp định thứ nhất được

ký ngày 25/5/1973, có hiệu lực ngày 29/8/1974 nhằm phân định ranh giới biển dọc phần trung tâm của eo biển Singapore. Hiệp định đã tạo ra đường ranh giới biển giữa hai nước dài 45,47 km. Hiệp định thứ hai được ký ngày 10/3/2009, có hiệu lực ngày 30/8/2010 nhằm phân chia ranh giới biển khu vực phía Tây eo biển Singapore

(khu vực Pulau Nipa của Indonesia và bãi Sultan của Singapore). Hiệp định đã tạo ra đường ranh giới biển dài 12,1 km. Hiệp định thứ ba được ký ngày 03/9/2014, có hiệu lực ngày 10/2/2017 nhằm phân chia ranh giới biển khu vực phía Đông eo biển Singapore (khu vực Pulau Batam của Indonesia và Changi của Singapore). Hiệp định đã tạo ra được ranh giới biển dài 9,45 km giữa hai nước. Sau khi ký kết 03 hiệp định này, hai nước đã tạo được một đường phân định biển dài 67,3 km ở eo biển Singapore [106].

Hình 2.1. Bản đồ phân định biển giữa Singapore và Indonesia [106]

Riêng tại vùng chồng lấn ở khu vực Pedra Branca (gồm các đảo Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge) - đảo Bintan và một phần phía Tây eo biển Singapore, tiến trình phân định biển diễn ra phức tạp hơn do còn có tranh chấp với Malaysia. Mặc dù Tòa án Công lý quốc tế (tháng 5/2008) ra phán quyết khu vực đảo Pedra Branca thuộc chủ quyền của Singapore, Middle Rocks thuộc chủ quyền của Malaysia trong vụ kiện phân định lãnh thổ khu vực này giữa Singapore và Malaysia, tuy nhiên phán quyết không chỉ rõ đường ranh giới, tọa độ cụ thể nên Singapore và Malaysia cần tiếp tục đàm phán phân định vùng biển này. Bên cạnh đó, việc đàm phán phân định phần phía Tây eo biển Singapore còn phụ thuộc vào

tiến trình đàm phán phân định giữa Malaysia và Indonesia ở khu vực phía Nam eo biển Malacca cũng như phân định phần còn lại ở phía Tây eo biển Singapore giữa Singapore và Malaysia [106].

2.2.2.7. Hợp tác phân định biển giữa Malaysia và Singapore

Hình 2.2. Bản đồ phân định biển giữa Singapore và Malaysia [92]

Singapore và Malaysia có đường biên giới dọc theo eo biển Johor. Theo Hiệp định phân định eo biển và vùng lãnh hải Johor năm 1928 [92], hai nước đã cơ bản thống nhất việc phân định lãnh hải dọc theo eo biển Johor. Tuy nhiên, năm 1979, Malaysia đơn phương công bố bản đồ ranh giới biển, trong đó Malaysia tuyên bố chủ quyền bao gồm cả khu vực Pedra Branca, đồng thời điều chỉnh lại ranh giới ở phía Đông và phía Tây eo Johor. Điều này đã dẫn đến những chồng lấn về lãnh hải giữa hai nước. Năm 1995, hai nước đã ký Hiệp định phân chia ranh giới chính xác dọc trên cơ sở Hiệp định năm 1928, đồng thời năm 1993 nhất trí đưa tranh chấp khu vực Pedra Branca lên ICJ và đến năm 2008, ICJ đã ra phán quyết. Mặc dù vậy, cho đến nay vùng lãnh hải liên quan khu vực Pedra Branca và khu vực phía Đông, phía Tây eo biển Johor vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do sự khác biệt trong quan điểm giữa hai nước, yếu tố chính trị nội bộ ở Malaysia và đây cũng là khu vực

Indonesia tuyên bố chủ quyền. Sau khi Thủ tướng Mahathir quay trở lại nắm quyền ở Malaysia năm 2018, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng do hai bên liên tục có những biện pháp đáp trả lẫn nhau sau khi phía Malaysia ngày 25/10/2018 tuyên bố mở rộng ranh giới cảng biển Johor Bahru, xâm phạm lãnh hải Singapore ngoài khơi vùng Tuas [98].

2.2.2.8. Hợp tác phân định biển giữa Malaysia và Indonesia

Ngoài tiếp giáp lãnh hải ở khu vực Biển Celebes, vốn là khu vực đang diễn ra tranh chấp phức tạp giữa Malaysia và Indonesia, thì ở khu vực Biển Đông, hai nước tiếp giáp lãnh hải tại khu vực eo biển Malacca và eo biển Singapore. Trong quá khứ, hai nước đã thúc đẩy các vòng đàm phán phân định thềm lục địa ở các khu vực chồng lấn. Kết quả là hai nước đã ký các Hiệp định phân định thềm lục địa năm 1969 và năm 1970 để phân chia ranh giới biển khu vực eo biển Malacca và eo biển Singapore. Tiếp đó, hai nước cùng với Thái Lan năm 1971 ký hiệp định xác định điểm giao lãnh hải của ba nước cũng như vùng thềm lục địa mở rộng của hai nước so với ranh giới lãnh hải được xác định năm 1969. Tuy nhiên, kể từ năm 1979, việc Malaysia đơn phương công bố bản đồ ranh giới biển mới đã dẫn đến hình thành các vùng chồng lấn lãnh hải giữa Indonesia, Malaysia và Singapore tại các khu vực: khu vực Pedra Branca - đảo Bintan, một phần phía Tây eo biển Singapore và một phần phía Nam eo biển Malacca. Cả Indonesia và Singapore đều không công nhận bản đồ này, theo đó không thừa nhận có tranh chấp chủ quyền với Malaysia ở các khu vực mà Malaysia đơn phương đòi yêu sách chủ quyền. Chính những bất đồng này đã dẫn đến việc lực lượng chức năng Malaysia tháng 8/2010 bắt giữ 03 nhân viên thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)