5. Cấu trúc của luận văn
3.2. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tác động đến hợp tác giữa các quốc gia
3.2.1. Tình hình thế giới, khu vực từ tháng 11/201 7 10/2019
Từ nửa cuối năm 2017 đến nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Quan hệ giữa các nước lớn, nhất là quan hệ Mỹ - Trung Quốc về cơ bản vẫn được duy trì trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, nhưng mặt đấu tranh, nhất là cạnh tranh chiến lược, đang gia tăng và thay đổi rất căn bản. Trong khi đó, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ thương mại chưa có dấu hiệu suy giảm. Các thách thức an ninh phi truyền thống, như hoạt động khủng bố, khủng hoảng di cư, dịch bệnh, vấn đề an ninh nguồn nước, lương thực, khan hiếm tài nguyên... diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi các quốc gia phải dành sự quan tâm nhiều hơn để giải quyết.
Các quốc gia ASEAN tiếp tục triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch tổng thể trên từng trụ cột; tuy nhiên an ninh và ổn định của khu vực đang chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh chiến lược của các nước lớn và thách thức từ một số điểm nóng, trong đó có vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, dù các nước lớn tuyên bố coi trọng ASEAN trong chính sách đối ngoại, song các hình thái tập hợp lực lượng mới ở khu vực do các nước lớn thúc đẩy như sáng kiến BRI, “Cộng đồng chung vận mệnh”, “Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”… đặt ra thách thức đối với vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế đối thoại, hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt. Bên cạnh đó, tình hình nội trị một số nước thành viên
(Campuchia, Thái Lan, Malaysia) và sự khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội… đã tác động nhiều chiều tới hợp tác giữa các quốc gia ASEAN nói chung và hợp tác trong vấn đề Biển Đông nói riêng theo hướng có những yếu tố thúc đẩy hợp tác song cũng có những yếu tố kìm hãm, kiềm chế hợp tác.