Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 40 - 41)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Hợp tác giải quyết các tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền

2.1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền

2.1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông phán ở Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông là tranh chấp phức tạp, liên quan lợi ích của nhiều quốc gia, nhất là giữa các quốc gia trong ASEAN với nhau và các quốc gia ASEAN với Trung Quốc. Với tính chất phức tạp đó, ngay từ khi thành lập năm 1967, ASEAN đã thúc đẩy xây dựng các cơ chế nhằm chủ động, kịp thời giải quyết mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển thịnh vượng trong khu vực. Trong quá trình phát triển, ASEAN hiện đã thiết lập các cơ chế gồm Hội nghị Cấp cao, Hội đồng Điều phối, Hội đồng Cộng đồng, khoảng 30 cơ chế hợp tác cấp Bộ trưởng, 40 cơ chế quan chức cấp cao và nhiều cơ chế họp cấp chuyên viên, kỹ thuật và Ủy ban thường trực của các nước tại Jakarta, Indonesia hàng năm. Trong đó, hợp tác giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được thảo luận thực chất, đưa ra các biện pháp quản lý, giải quyết xung đột có giá trị

pháp lý cao nhất tại cơ chế nội khối gồm: Hội nghị Cấp cao ASEAN (được tổ chức

02 lần/năm với sự tham gia của nguyên thủ các nước trong khu vực ), Hội nghị

AMM, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và cơ chế ASEAN+

gồm: ASEAN+1 giữa ASEAN với từng đối tác bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zeland, Nga, Mỹ, Canada, EU và Liên hợp quốc), ASEAN+3 giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, Cấp cao Đông Á - EAS (gồm 10 quốc gia ASEAN, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zeland, Australia, Mỹ và Nga), ARF, ADMM+… [4]. Ngoài những cơ chế chính thức như trên, cũng cần phải kể đến các kênh ngoại giao không chính thức như Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF), Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF), Mạng lưới các Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN (ISIS)...

Đây là những kênh đóng góp không nhỏ vào tiến trình hợp tác giải quyết các tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)