Đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 67 - 70)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong hợp tác

3.1. Đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông ASEAN trong vấn đề Biển Đông

Trải qua gần hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cụ thể:

Thứ nhất, thành tựu then chốt nhất là ASEAN đã thiết lập, duy trì và thúc đẩy các cơ chế, khuôn khổ hợp tác cả song phương và đa phương, qua đó đã giảm thiểu tình trạng căng thẳng, khuyến khích đối thoại, xây dựng lòng tin và thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa. Chính điều này đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Thứ hai, các quốc gia ASEAN đã từng bước giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương liên quan vấn đề Biển Đông gồm: phân định EEZ, thềm lục địa; thúc đẩy thảo luận hợp tác cùng khai thác; phối hợp trong bảo vệ môi trường biển, tài nguyên biển, khảo sát khoa học biển… Qua đó, góp phần tăng cường lòng tin, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế biển và tạo tiền đề để tiếp tục đàm phán, giải quyết các vấn đề phức tạp, nhạy cảm hơn như vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông nhằm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định và mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các quốc gia

trong khu vực. Thứ ba, vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở

Biển Đông ngày càng được các quốc gia ASEAN quan tâm hơn, cùng phối hợp đề ra các biện pháp trong đấu tranh chống các loại tội phạm trên biển; diễn tập cứu hộ, cứu nạn; xử lý ngư dân vi phạm trên biển… Từ đó, luôn duy trì an ninh, an

toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Thứ tư, việc tăng cường hợp tác

giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông sẽ làm cho các bên liên quan, nhất là Trung Quốc phải dè chừng hơn trong việc triển khai các bước đi nhằm mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Tuy nhiên, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng còn nhiều hạn chế, cụ thể như việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên biển chưa đạt được nhiều tiến triển tích cực. Trong đó, giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN mới chỉ dừng lại ở mức đề ra các tuyên bố, các cam kết, chưa đưa ra được các quy định, biện pháp mang tính ràng buộc và có cơ chế, chế tài xử lý vi phạm… Điều này dẫn đến việc giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông đang ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối và khó giải quyết. Bên cạnh đó, dù đã triển khai nhiều biện pháp hợp tác trên bình diện song phương và đa phương, tuy nhiên do Biển Đông là vùng biển rộng, hệ thống cơ sở vật chất, nhận thức và năng lực của các quốc gia còn nhiều hạn chế…, nên các thách thức an ninh phi truyền thống chưa có dấu hiệu giảm, thậm chí một số vấn đề tiếp tục diễn biến phức tạp hơn như tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển của quốc gia

khác, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, phá hủy tài nguyên biển… Những hạn

chế này xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, trong lịch sử tranh chấp trên thế giới, tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông được đánh giá là tranh chấp lâu dài nhất, phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất và liên quan nhiều bên nhất. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến lợi ích, an ninh quốc gia của các quốc gia. Đặc biệt, không chỉ có tranh chấp giữa các quốc gia ASEAN đơn thuần với nhau, mà yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và hoạt động triển khai các bước đi của nước này đang là rào cản

lớn nhất cản trở hợp tác giữa các quốc gia ASEAN. Thứ hai, chủ nghĩa dân tộc vị

kỷ của các quốc gia ASEAN rất lớn, dễ bị kích động, khiến các nước không từ bỏ yêu sách chủ quyền của mình, thậm chí nhiều trường hợp còn lợi dụng để kích thích tâm lý dân tộc chủ nghĩa, đẩy khó khăn trong nội bộ ra ngoài. Chính yếu tố này dẫn đến sự hiếu hụt lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực, luôn có tâm lý cảnh giác trong tham gia hợp tác với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, tình hình chính trị nội bộ các quốc gia ở Đông Nam Á diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến các cam kết và việc triển khai các cam kết hợp tác. Khi có sự thay đổi vai

lớn đẩy mạnh can dự vào vấn đề Biển Đông, gia tăng tác động, ảnh hưởng thông qua nhiều kênh, hình thức khác nhau và theo những chiều hướng khác nhau, đặt các quốc gia ASEAN vào tình thế khó xử và khiến hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông gặp nhiều khó khăn.

Từ những đánh giá về thực trạng hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông, có thể rút ra một số nhận định: Thứ nhất, kết quả hợp tác dù đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa các quốc gia, vốn đã cùng nhau thiết lập nhiều cơ chế hợp tác trong nhiều thập niên qua nhằm tiến tới “nhất thể hóa”, xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và phát triển thịnh vượng. Do vậy, củng cố, tăng cường hơn nữa lòng tin giữa các quốc gia ASEAN; nhấn mạnh hơn đến việc gắn kết, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, dân tộc của từng thành viên với lợi ích của khu vực, từng bước phát triển khái niệm về sự cố kết quốc gia thành khái niệm về tình gắn kết và cố kết khu vực trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và cấp thiết. Trên cơ sở đó, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực biển, đảo sẽ được thúc đẩy đi vào chiều sâu và thực chất hơn. Thứ hai, kinh nghiệm trong hợp tác cho thấy hợp tác khoa học và kỹ thuật (nghiên cứu môi trường, tài nguyên biển…) tương đối dễ đạt được đồng thuận hơn là hợp tác về phân bổ các nguồn tài nguyên và khó hơn nữa là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp do tính chất, mục đích hợp tác và căn cứ theo quy định của luật pháp quốc tế (quy định của UNCLOS về hợp tác thăm dò sự đa dạng sinh học, quan sát hiện tượng mực nước biển tăng, các vấn đề liên quan đến môi trường biển… tương đối thông thoáng, tạo điều kiện để các quốc gia tăng cường hợp tác). Tuy vậy, do hợp tác khoa học và kỹ thuật đòi hỏi phải có nguồn tài trợ không nhỏ và nguồn nhân lực chất lượng tương đối cao…, nên cũng không dễ dàng có thể đạt được những bước tiến trong hợp tác ở lĩnh vực này (thường chỉ dừng lại ở những cam kết, việc triển khai trên thực tế rất hạn chế). Thứ ba, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, các nước lớn tăng cường can dự vào các vấn đề khu vực và nhất là Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, đẩy mạnh lôi kéo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)