Xu hướng phát triển của ASEAN đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 72 - 73)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tác động đến hợp tác giữa các quốc gia

3.2.3. Xu hướng phát triển của ASEAN đến năm 2025

Đối với ASEAN, thành công lớn nhất của ASEAN trong hơn 50 năm qua là việc các quốc gia thành viên đã cơ bản duy trì đoàn kết, đồng thuận để chính thức tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015. Sau nhiều thập niên phát triển năng động và hội nhập sâu rộng, các quốc gia ASEAN đang tiếp tục nỗ lực triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch tổng thể trên từng trụ cột cả ở cấp độ khu vực và quốc gia nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN

gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội, qua đó củng cố vai trò trung tâm và gia tăng vị thế trong tính toán chiến lược của các nước lớn [64].

Nằm ở tâm điểm của Vành đai Ấn - Thái, những tiềm năng phát triển cộng với diễn biến sôi động về an ninh, chính trị tại Đông Nam Á đang và sẽ còn mở ra nhiều cơ hội đan xen thách thức cho các quốc gia khu vực, khiến các nước bên ngoài hướng tới khu vực, can dự và tranh giành ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, nhất là thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như EAS, ARF, ADMM+. Trong bối cảnh đó, tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực đang định hình sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường hơn, song cũng phải đối mặt với không ít thách thức, đó là: xuất phát từ sự khác biệt về trình độ phát triển, thể chế chính trị - xã hội, quan điểm về các giá trị dân chủ, nhân quyền,… giữa các quốc gia ASEAN, nội bộ ASEAN sẽ tiếp tục bị chia rẽ trước sự tác động, lôi kéo của các nước lớn. Bên cạnh đó, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, các trào lưu tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa dân túy và khủng bố, nhiều quốc gia ASEAN đang và sẽ tiếp tục có xu hướng quay về bên trong, ưu tiên lợi ích quốc gia và giảm bớt cam kết đối với các ưu tiên của khu vực. Những tồn tại cố hữu này đặt các quốc gia ASEAN trước thách thức trong ứng xử đối ngoại và bảo đảm chủ quyền quốc gia cũng như đặt ra thách thức đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế đối thoại, hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt [65].

Tuy nhiên, phù hợp với xu thế tất yếu của toàn cầu, các quốc gia ASEAN đã nhận thức và đang nỗ lực củng cố đoàn kết, thống nhất, cùng hợp tác để có các

chính sách ứng phó hiệu quả với các thách thức trên. Đúng như cựu Tổng thống

Philippines Gloria Arroyo ngày 13/11/2000 đã khẳng định trong một thế giới bất ổn

về an ninh và biến động liên tục về kinh tế, chúng ta biết rằng, từng nước riêng rẽ Đông Nam Á, ngay dù rộng lớn như Indonesia hay tiên tiến về kinh tế như Singapore, không thể có hòa bình, không thể phát triển, không thể hy vọng có thịnh vượng, không thể có niềm tin vào tương lai, trừ khi chúng ta cùng sát cánh bên nhau, góp chung của cải, chia sẻ ngày càng nhiều các mối quan tâm chung, tin tưởng lẫn nhau và ngày càng nói chung một tiếng nói trên các diễn đàn của thế giới

[79]. Mục tiêu chính sách đối ngoại của ASEAN từ nay tới năm 2025 là tiếp tục giữ và tận dụng vị trí địa - chiến lược của mình trong chiến lược đối ngoại của các nước lớn, bảo đảm khả năng thích ứng và tự chủ trong quá trình các nước lớn đấu tranh và hợp tác với nhau, đồng thời quản trị tốt mối quan hệ giữa các thành viên. Theo đó, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN nhìn chung sẽ tiếp tục được tăng cường, trong đó có hợp tác trên các lĩnh vực liên quan vấn đề Biển Đông [65].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)