Tình hình Biển Đông thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 73 - 75)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tác động đến hợp tác giữa các quốc gia

3.2.4. Tình hình Biển Đông thời gian tới

Trong những năm tới, tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và không loại trừ khả năng xảy ra va chạm, xung đột trên biển [10, 47], chủ yếu do:

Trung Quốc dành ưu tiên triển khai đồng bộ, quyết liệt, toàn diện chiến lược xây dựng cường quốc biển với Biển Đông là trọng tâm nhằm sớm đạt được mục tiêu độc chiếm Biển Đông [25]. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng, bổ sung, sửa đổi các dự luật liên quan, mở rộng hành lang pháp lý, hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động quân sự, dân sự trên biển; tiếp tục hoàn thiện các công trình và quân sự hóa các thực thể chiếm đóng; tăng cường các hoạt động quân sự, tuần tra, kiểm soát, thăm dò khai thác dầu khí, phát triển du lịch… trong phạm vi đường chín

đoạn, biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp; gia tăng sức

ép, buộc các bên chấp nhận hợp tác cùng khai thác [15, 91]. Khi có điều kiện thuận lợi, Trung Quốc có thể chủ động kiếm cớ gây hấn để tiếp tục phá vỡ nguyên trạng, tạo hiện trạng mới, nhất là đưa giàn khoan vào thăm dò, khai thác trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam, kiểm soát thêm các bãi, đá chưa có lực lượng đồn trúc hoặc đánh chiếm thêm các thực thể ở Trường Sa (với thế và lực gia tăng, Trung

Quốc có xu hướng sẵn sàng chấp nhận bị quốc tế chỉ trích tạm thời để tạo lợi thế chiến lược trên thực địa về lâu dài). Ở mặt trận ngoại giao - tuyên truyền, Trung Quốc sẽ triệt để sử dụng lợi thế về kinh tế, an ninh để phân hóa, lôi kéo ASEAN, gây sức ép với các quốc gia có tranh chấp, hạn chế đề cập vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa phương; ngụy tạo chứng cứ và tìm kiếm các lập luận mới để tuyên truyền về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông; tìm cách thỏa hiệp lợi ích, song kiên quyết phản đối và chủ động có các bước đi nhằm ngăn chặn hoạt động can dự của các nước lớn khác [43].

Các quốc gia liên quan khác: Trước mắt, Philippines sẽ duy trì chính sách mềm mỏng với Trung Quốc (ít nhất cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Duterte vào năm 2022) để đổi lấy lợi ích kinh tế, trong đó có việc chấp nhận một số hình thức hợp tác chung ở Biển Đông. Tuy nhiên, về lâu dài, quan hệ Philippines - Trung Quốc có thể tái diễn các bất đồng, căng thẳng mới. Các quốc gia ASEAN ưu tiên giải quyết các vấn đề nội bộ và sẽ tiếp tục bị chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Biển Đông; triển vọng đạt được COC thực chất và có tính ràng buộc pháp lý sẽ còn gặp nhiều khó khăn [21]. Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước lớn khác tiếp tục can dự thực chất cả về ngoại giao và trên thực địa, song cơ bản vẫn tìm cách tránh đối đầu với Trung Quốc. Mỹ sẽ thúc đẩy triển khai chiến lược FOIP, tập hợp lực lượng nhằm can dự lâu dài ở Châu Á trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, trong đó

tập trung phối hợp với các nước tứ giác kim cương (Nhật Bản, Ấn Độ và Australia)

triển khai các hoạt động khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông. Lập trường, quan điểm và hành xử của các quốc gia liên quan như trình bày trên có thể sẽ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng cường các hoạt động đơn phương, lấn lướt ở Biển Đông [43]. Tình hình này đòi hỏi các quốc gia cần tăng cường hợp tác nhằm giảm bớt những hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển có xu hướng gia tăng, khiến an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông tiếp diễn phức tạp và tạo ra thách thức mới đối với an ninh và ổn định của khu vực như:

Cướp biển tiếp tục hoành hành trên Biển Đông với tính chất, mức độ và thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở Biển

Đông cũng sẽ tăng mạnh cả về số vụ, số đối tượng cũng như tang vật bị bắt giữ [28]. Cùng với tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng tàu cá các nước đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển nước khác ở Biển Đông, đặc biệt là tàu cá Trung Quốc, đang trở thành một điểm nóng mới trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống của khu vực. Tàu cá Trung Quốc không chỉ ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước mà còn thường đi số lượng lớn, được trang bị vũ khí để sẵn sàng chống trả

quyết liệt và liều lĩnh đối với lực lượng chức năng các nước. Biến đổi khí hậu và

tình hình ô nhiễm môi trường Biển Đông ngày càng nổi lên là chủ đề nóng bỏng trong quan hệ quốc tế, trở thành thách thức hàng đầu về vấn đề an ninh hàng hải và là chủ đề tập hợp lực lượng, hợp tác và đấu tranh giữa các nước lớn [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)