Về hợp tác phân định biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 79 - 80)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3. Về triển vọng hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề Biển Đông

3.3.2. Về hợp tác phân định biển

Trong khu vực Biển Đông, có tới 8 quốc gia ASEAN có biên giới trên biển tiếp giáp với nhau. Trong nhiều năm qua, các quốc gia đã dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để từng bước đàm phán, ký kết những hiệp định phân định biển với các quốc gia xung quanh với tinh thần hòa bình, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Những thành tựu quan trọng đó cùng với việc hầu hết các quốc gia ASEAN (trừ Campuchia) đều là thành viên của UNCLOS sẽ là tiền đề để tiến trình hợp tác phân định biển giữa các quốc gia ASEAN tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng cũng giống như giải quyết chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông, phân định biển là vấn đề rất nhạy cảm và khó giải quyết dứt điểm trong thời gian ngắn sắp tới [26]. Tiến trình phân định biển sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức gồm: Thứ nhất, quan điểm về quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển chồng lấn đối với quần đảo Trường Sa giữa các quốc gia còn có sự khác biệt lớn. Trên thực tế, Philippines, Malaysia đang chiếm đóng trái phép một số bãi,

đá của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Thứ hai, càng về sau những nội dung đàm

phán phân định biển sẽ càng phức tạp, nhạy cảm; trong khi nhiều quốc gia chưa ký được hiệp định phân định biển, mới chỉ dừng lại ở việc cam kết giải quyết tranh chấp (Việt Nam - Philippines), thậm chí hiện Việt Nam - Campuchia còn chưa đàm

nhiều vào tình hình chính trị nội bộ; quan điểm, chủ trương của đảng cầm quyền cũng như hoạt động chống phá của phe đối lập ở các quốc gia. Cũng không loại trừ khả năng các quốc gia đòi “xét lại” kết quả phân định biển. Điển hình như việc sau khi Thủ tướng Mahathir lên cầm quyền ở Malaysia, Chính phủ Malaysia tuyên bố xem xét lại nhiều hiệp định, thỏa thuận đã kí với Singapore, trong đó có thỏa thuận

phân định vùng biển ở khu vực eo Johor. Thứ tư, hiện nay Campuchia là quốc gia

trong khu vực chưa phê chuẩn UNCLOS, do đó rất khó để vận dụng các nguyên tắc của luật biển quốc tế trong quá trình đàm phán phân định biển [30]. Thứ năm, tình trạng đánh bắt cá trái phép, bị cơ quan chức năng các nước bắt giữ hiện rất phổ biến, kể cả với những nước đã kí hiệp định phân định biển rõ ràng như Việt Nam với Thái Lan. Thậm chí, một số nước còn chính trị hóa việc đánh bắt cá trái phép nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri và áp đặt yêu sách chủ quyền, qua đó gây sức ép trong tiến trình đàm phán [61].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)