Xu hướng vận động tình hình thế giới, khu vực sau năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 71 - 72)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tác động đến hợp tác giữa các quốc gia

3.2.2. Xu hướng vận động tình hình thế giới, khu vực sau năm 2019

Tình hình thế giới, khu vực những năm tới được đánh giá sẽ tiếp tục trong trạng thái bất định với những biến động lớn, chủ yếu từ thay đổi của những nhân tố chủ chốt, so sánh lực lượng có nhiều thay đổi dẫn tới thay đổi về hình thức, mức độ, quy mô cạnh tranh chiến lược cũng như tập hợp lực lượng [23, tr. 145]. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc nhiều khả năng sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt trên nhiều lĩnh vực, tác động mạnh tới tình hình thế giới, khu vực. Mỹ sẽ tăng cường chính sách áp đặt nhằm tối đa hóa lợi ích và củng cố vị trí cường quốc số 1 thế giới, trong đó gây sức ép toàn diện với Trung Quốc; đẩy mạnh triển khai chiến lược FOIP. Trung Quốc chú trọng hơn ngoại giao láng giềng, bộc lộ rõ ý đồ khoanh vùng ảnh hưởng để tạo động lực vươn lên thành cường quốc thế giới; đẩy mạnh triển khai BRI, tăng cường hợp tác với Nga để ứng phó với Mỹ [59, tr. 56-57]. Nga tranh thủ quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng để củng cố ảnh hưởng ở Trung Đông, đẩy sâu hợp tác với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với Nhật Bản và gia tăng can dự vào vấn đề Triều Tiên. Ấn Độ, Nhật Bản, Australia khai thác tối đa vị thế của mỗi nước trong chiến lược FOIP của Mỹ, đồng thời tăng cường phối hợp lập trường và thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN để ngăn chặn, hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Cạnh tranh nước lớn quyết liệt hơn khiến cục diện thế giới, khu vực ngày càng diễn biến phức tạp; các nước ASEAN, vốn là những nước nhỏ, vừa phải đối phó với sự áp đặt, lôi kéo của các nước lớn, vừa phải tính toán phát huy thế mạnh đặc thù của mình trong định hình cục diện, trật tự ở khu vực. Do đó, các quốc gia ASEAN rơi vào thế kẹt trước hoạt động cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các nước lớn tại khu vực. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, đây cũng chính là thời cơ tốt để ASEAN thúc đẩy hợp tác nội khối, duy trì đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển thịnh vượng trong khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông, qua đó nâng tầm của mình trong bàn cờ địa - chính trị khu vực [60, tr 93-104].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)