Nhận thức về phân định biển theo UNCLOS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 45 - 46)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Hợp tác phân định biển

2.2.1. Nhận thức về phân định biển theo UNCLOS

Các quốc gia ven biển nằm đối diện hay kế cận nhau, khi xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS và tùy theo khoảng cách bờ biển của các nước nằm đối diện hay kế cận nhau đã tạo ra vùng nội thủy chồng lấn, vùng lãnh hải chồng lấn, EEZ chồng lấn và vùng thềm lục địa chồng lấn. Theo UNCLOS, việc hoạch định đường biên giới biển giữa hai hay nhiều quốc gia tại các vùng biển chống lấn dựa trên cơ sở: Thứ nhất: Điều 15 về phân định lãnh hải, theo đó khi hai quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được

quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại.

Thứ hai: Khoản 1 Điều 74 về phân định EEZ và khoản 1 Điều 83 về phân định thềm lục địa, theo đó việc hoạch định ranh giới EEZ và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường đàm phán, trung gian hoặc các cơ chế tài phán quốc tế khác để đi tới một giải pháp công bằng. Hai điều khoản trên không quy định cụ thể phương pháp, mà chỉ đặt ra một yêu cầu duy nhất là việc phân định biển phải dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng [70].

Như vậy, một quốc gia không thể áp đặt ý chí đơn phương của mình về biên giới cho một quốc gia láng giềng khác trái với pháp luật và thực tiễn quốc tế. Việc vạch đường biên giới trên biển giữa các quốc gia láng giềng đòi hỏi phải áp dụng chặt chẽ pháp luật và thực tiễn quốc tế trong điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên cụ thể, mỗi quốc gia vừa phải bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình nhưng đồng thời cũng phải tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng được pháp luật và thực tiễn quốc tế thừa nhận của các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia luôn là vấn đề hết sức quan trọng và thiêng liêng đối với các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo trên thế giới và khu vực. Do đó, hợp tác phân định biển là một quá trình lâu dài và phức tạp. Để có đường biên giới trên biển rõ ràng, hòa bình, các quốc gia ASEAN cần nỗ lực kiên trì, kiên quyết, song cần linh hoạt trong đàm phán với các quốc gia hữu quan khác [26, 61].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)