5. Cấu trúc của luận văn
3.3. Về triển vọng hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề Biển Đông
3.3.1. Về hợp tác giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
phán ở Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông được đánh giá là phức tạp nhất, nhạy cảm nhất, luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột quân sự, thậm chí chiến tranh, tác động tiêu cực đến ổn định, hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới [37]. Mặc dù tình hình khu vực và thế giới có thể sẽ xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc đến trật tự và cục diện thế giới, tác động trực tiếp đến phát triển tình hình ở khu vực Biển Đông, song tiến trình hợp tác và hội nhập ASEAN là nhu cầu và xu thế tất yếu, ngày càng được tăng cường, kéo theo đó hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông sẽ tiếp tục được thúc đẩy. Vấn đề này sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên nghị sự của ASEAN trong những năm tới. Tuy nhiên, kết quả hợp tác trong lĩnh vực này sẽ vẫn rất hạn chế, khó đạt được những
bước tiến thực chất do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thứ nhất, các quốc gia
yêu sách trong ASEAN sẽ không từ bỏ chủ quyền quốc gia, không đặt lợi ích quốc gia hòa hợp cùng lợi ích chung của khu vực, điều này tiếp tục tạo ra sự “thiếu hụt
lòng tin” giữa các bên, gây khó khăn cho tiến trình hợp tác thực chất về các vấn đề
trên biển. Thứ hai, các nước lớn tăng cường can dự và lợi dụng vấn đề Biển Đông
để tập hợp lực lượng, khiến tình hình ngày càng phức tạp, tạo ra mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đối với môi trường an ninh, hợp tác giữa các quốc gia ASEAN.
Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất, cốt yếu nhất chính là yếu tố Trung Quốc. Với
tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc sẽ hành động cứng rắn hơn, sử dụng
các biện pháp đơn phương, thô bạo để giải quyết tranh chấp, làm tăng nguy cơ xung đột trên biển. Trung Quốc cũng sẽ kiên quyết tìm cách ngăn chặn, cản phá bất cứ nỗ lực hợp tác nội khối ASEAN cũng như các hoạt động hợp tác giải quyết tranh chấp
chủ yếu giữa các quốc gia ASEAN trong phạm vi đường chín đoạn [69].