Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 109 - 124)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội đố

3.2.6. Một số giải pháp khác

Vấn đề việc làm đang rất cần có sự quan tâm giải quyết, đào tạo nghề cho lực lượng trẻ, hình thành các cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động địa phương, tạo việc làm cho lao động nông thôn bị mất đất. Điển hình là người dân sau khi được nhận tiền đền bù đã được hướng dẫn trồng chè và trồng sắn, đem lại thu nhập cao hơn trồng lúa. Phương án cấp đất đất tái định cư nằm trong khu thương mại dịch vụ tạo điều kiện cho dân làm dịch vụ.

Chính quyền địa phương nên đưa những mô hình sản xuất chè sạch, hướng dẫn người dân thực hiện theo đúng quy trình để có thể phát triển sản xuất, chế biến chè sạch, phát triển chăn nuôi bò sữa và công nghiệp chế biến

sữa tận dụng lợi thế về nguồn sữa sẵn có trên địa bàn, phát triển du lịch sinh thái, mở rộng các thủ công mỹ nghệ tận dùng nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn huyện và khai thác tài nguyên thiên nhiên từ những địa danh du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì được tiêu thụ một phần ngay trong các điểm du lịch, đó cũng là một cách để quảng bá sản phẩm đi nhiều nơi.

Một giải pháp đang được nhiều địa phương triển khai và đạt kết quả khả quan là xuất khẩu lao động. Hỗ trợ học phí cho người học nghề, học giáo dục định hướng để đi lao động ở nước ngoài. Cho vay vốn ưu đãi đối với các đối tượng xuất khẩu lao động và cho họ trả góp qua tài khoản chuyển tiền về gia đình.

Với những lao động đã quá tuổi để đào tạo nghề và xuất khẩu lao động, khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, với nhiều hình thức tín dụng ưu đãi, cho người nông dân trả tiền theo hình thức trả góp.

Quá trình phát triển các đô thị thuộc khu vực nghiên cứu thể hiện qua lịch sử hình thành và phát triển của huyện Ba Vì. Điều này được thể hiện ở các mô hình phát triển và quản lý phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và cơ cấu dân số thành thị và nông thôn theo thời gian. Mức độ ưu tiên phát triển theo các khu vực: Khu vực trung tâm núi Ba Vì ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng, du lịch sinh thái và nông nghiệp hữu cơ; Khu vực ven sông Đà ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ và trồng rừng; Khu vực Đồng Thái - Vật Lại ưu tiên phát triển nông nghiệp và du lịch; Khu vực Cam Thượng - Tây Đằng ưu tiên phát triển đô thị sinh thái mật độ thấp gắn với phát triển du lịch; Khu vực Tản Lĩnh - Ba Trại ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ và du lịch sinh thái; Khu vực cảnh quan Kim Sơn - Cổ Đông ưu tiên mở rộng diện tích đô thị, du lịch sinh thái và các vùng chuyên canh rau màu; Khu vực đồng bằng thấp Ba Vì ưu tiên phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái gắn với bảo vệ các di tích lịch sử. Bên cạnh đó, các làng nghề thêu ren

Ngọc Kiên xã Cổ Đông, làng nghề chế biến chè Ba Trại, làm nón lá Phú Châu, tơ tằm Thuần Mỹ, chế biến tinh bột đao đót Minh Quang huyện Ba Vì;… cần phải khôi phục và phát triển phục vụ cho mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.

Kết luận chƣơng 3

Mỗi mô hình ASXH khác nhau, cơ chế an sinh, quyền lợi, mức độ đóng góp và chịu trách nhiệm của mỗi phía cũng có sự khác nhau. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích được hưởng lợi nhiều hay ít từ hệ thống an sinh đó. Sự thành công của hệ thống an sinh phải phù hợp với những mục tiêu đề ra về việc phát triển của Nhà nước, phân phối phúc lợi đến mọi người dân đó là điều mà không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia khác cũng đang hướng tới.

Để hoàn thiện mô hình ASXH ở Việt Nam trước hết Đảng và Nhà nước cần phải nhanh chóng xây dựng các bộ luật ASXH đầy đủ và hoàn thiện thực hiện tốt các biện pháp an sinh hiện hành nhằm đem lại lợi ích đầy đủ nhất cho toàn dân. Phù hợp với mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

KẾT LUẬN

Chính sách ASXH nói chung và chính sách ASXH đối với nông dân nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó góp phần ổn định đời sống của nông dân và gia đình của họ, đồng thời bảo đảm an ninh nông thôn, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại hóa. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư có hiệu quả hơn, phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở từng địa phương và trên cả nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề ASXH cho nông dân và ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị Định…. Nổi bật nhất là Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, Nhà nước cũng ban hành những chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân tích cực, chủ động tham gia vào hệ thống ASXH quốc gia.

Trong quá trình khảo sát tình hình thực tế trên địa bàn huyện Ba Vì, ở đây đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức thực hiện khá hiệu quả về lĩnh vực ASXH đối với nông dân. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn khá mới mẻ và chưa có những khuôn mẫu về quá trình thực hiện, một yếu tố nữa là nguồn tài chính phục vụ cho việc thực thi các chính sách ASXH của Huyện còn khá hạn chế. Chủ yếu vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên các chính sách ASXH đối với nông dân vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn (mức độ bao phủ của chính sách còn thấp như số lượng đối tượng tham gia BHXH, BHYTTN còn rất hạn chế).

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn có thể thấy vấn đề quan trọng nhất mang tính quyết định để thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân là vấn đề về tài chính thực hiện, các cơ chế, chính sách mang tính chất khung từ chính phủ làm cơ sở để thực hiện một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy trong giai đoạn tiếp theo cần tiếp tục tích cực trong công tác tạo việc làm cho nông dân, khuyến khích mở rộng và phát triển các ngành, nghề thủ công truyền thống tạo điều kiện để nông dân có đủ việc để làm trong thời gian nông

nhàn, hỗ trợ nông dân trong việc áp dụng những máy móc, công nghệ hiện đại trong sản xuất, giúp tăng thu nhập, tăng khả năng tích lũy tài chính để từ đó họ có đủ khả năng để chủ động tham gia vào các chương trình ASXH phục vụ cho chính lợi ích của mình. Tuy nhiên, về phía Nhà nước vẫn cần có sự trợ giúp về cơ chế, chính sách để khuyến khích nông dân.

KHUYẾN NGHỊ

Sau khi khảo sát tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tác giả xin đề xuất một vài khuyến nghị để hệ thống ASXH đối với nông dân đi vào thực tiễn và đạt được hiệu quả tốt hơn cần lưu ý một số vấn đề như:

Nhà nước cần có sự đánh giá lại những địa phương thực hiện tốt nhất và địa phương thực hiện kém nhất về mô hình BHXHTN và BHYTTN, cũng như các chương trình ASXH khác. Nhằm tìm ra những nguyên nhân hạn chế cũng như các yếu tố dẫn tới thành công của các địa phương để từ đó đưa ra những phương án khắc phục hạn chế và phát huy lợi thế để mô hình BHXHTN, các chương trình ASXH khác cho nông dân ngày càng thu hút đông đảo người tham gia và hướng tới thực hiện BHYT toàn dân.

Loại hình bảo hiểm nông nghiệp là một chương trình rất có lợi cho nông dân, tuy nhiên hiện nay tình hình thực hiện tại một số địa phương thí điểm còn nhiều bất cập, cần phải giải quyết những bất cập đó và tiếp tục mở rộng loại hình bảo hiểm này trong các địa phương trên cả nước.

Thực tế vẫn còn sự chồng chéo về hệ thống văn bản pháp lý, vẫn có những chính sách chưa thực sự thuận lợi cho người dân, quy trình, thủ tục còn khá rườm rà và phức tạp gây tâm lý ngại cho người dân, chính những điều đó khiến cho người dân không mấy hào hứng với các chương trình. Cần khắc phục những rào cản để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ và tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ được ý nghĩa của các chương trình và lợi ích khi tham gia, có như thế họ mới tích cực và chủ động hơn.

Qua khảo sát trên địa bàn huyện Ba Vì, nổi lên một vấn đề về công tác tuyên truyền. Thực tế cho thấy, hiệu quả công tác tuyên truyền của chúng ta còn thấp, một chính sách đã thực hiện tới hơn 5 năm mà vẫn còn nhiều người dân chưa biết về nó không chỉ ở một địa phương mà tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác.

Có lẽ những hạn chế đó xuất phát từ bản thân những người làm công tác tuyên truyền, đội ngũ làm công tác ASXH còn thiếu kiến thức và kỹ năng trong công việc, đồng thời do hiện tại chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ này còn khá hạn chế nên hầu hết họ không mặn mà và thiếu trách nhiệm trong công việc. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần có sự quan tâm thỏa đáng hơn đối với nhóm cán bộ này để làm tăng lòng nhiệt huyết, sự tận tâm và gắn bó với công việc, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, chuyên môn để có một đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả.

Một vấn đề nữa là hiện nay khoản chi ngân sách Nhà nước cho các chương trình ASXH đối với nông dân còn khá hạn chế, chỉ chiếm 5% nên nguồn tài chính thực hiện là khá hạn hẹp khiến cho nhiều chương trình khi tổ chức ra khá dè dặt và kém hiệu quả. Đặc biệt là mô hình BHXHTN, để nông dân tích cực hưởng ứng thì nên có sự hỗ trợ một phần kinh phí từ phía nhà nước, vì thực tế nếu với mức thu nhập của nông dân hiện nay thì việc bỏ ra gần 200.000 đồng/tháng để đóng BHXH là khó khăn, nhưng nếu Nhà nước có sự hỗ trợ đối với những người nghèo, người khó khăn thì đó sẽ là sự khích lệ, động viên người dân tham gia mô hình này. Vì bất cứ người dân nào, dù là nông dân hay công chức thì họ đều muốn khi không còn đủ sức khỏe để lao động họ vẫn có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Không chỉ có mô hình BHXHTN cần có thêm sự trợ giúp về tài chính mà còn nhiều chương trình khác, Nhà nước nên có sự hoạch toán lại để giảm bớt chi phí đầu tư phát triển (khoảng 30% ngân sách) sang phần chi cho các chương trình ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói riêng. Nguồn tài chính mạnh và ổn định là một yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần cho sự thành công của các chương trình ASXH.

Khi giải quyết được những vấn đề trên, thì hệ thống ASXH đối với nông dân mới có thể thực hiện được đầy đủ những chức năng, nhiệm vụ cũng như đảm nhiệm hết các vai trò vốn có của mình để nông dân Việt Nam trong giai đoạn mới có điều kiện sống ngày càng tốt hơn, hưởng thụ ngày càng nhiều hơn những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó cũng là một điều kiện cần thiết để nền kinh tế phát triển một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mạc Tiến Anh, khái luận chung về an sinh xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội các số 1/2005, 2/2005 và số 4/2005

2. Mạc Tiến Anh, Khái luận chung về an sinh xã hội,

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/an-sinh-xa- hoi;jsessionid=95E157CF386878848CB32AB32F73055E?p_p_id=EX T_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id =center- top&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fex t%2Farticleview%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=13025& _EXT_ARTICLEVIEW_articleId=91948&_EXT_ARTICLEVIEW_ve rsion=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=0&_EXT_ARTICLEVIEW_cur Value=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fan -sinh-xa-hoi

3. Báo lao động, An sinh xã hội: trợ giúp đối tượng yếu thế,

http://www.socialwork.vn/an-sinh-xa-hoi-tro-giup-doi-tuong-yeu- the/uyiyjyhkmnj

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo số 109/BHXH – CSXH ngày 12 tháng 01 năm 2012 của BHXH Việt Nam về tình hình thực hiện luật BHXH 2007 – 2011.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1998), Hệ thống văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội. Hà Nội.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1998), Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu. Hà Nội. 7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam(1999), Chiến lược phát triển bảo hiểm xã

hội phục vụ mục tiêu kinh tế và xã hội đến năm 2000. Tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học. Hà Nội. 12/1999.

8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam(2010), Thống kê bảo hiểm y tế 2010 – 2012.

9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự thảo chiến lược ASXH giai đoạn 2011 -2020 ( Dự thảo lần 7, tài liệu báo cáo Quốc Hội, 11/2009).

10. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (1999), Số liệu hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. NXB Lao động xã hội. Hà Nội.

11. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2000), Thống kê lao động, thương binh và xã hội năm 1999. NXB Lao động xã hội. Hà nội.

12. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2003), Niên giám thống kê lao động, thương binh và xã hội năm 2002. NXB Lao động xã hội. Hà nội.

13. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 67/2007/NĐ - CP ngày 15/4/2007 về chính sách cứu trợ xã hội.

14. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 07/2000/NĐ – CP về bảo trợ xã hội nhằm trợ cấp cho những hộ gia đình gặp khó khăn, thiên tai, mất công cụ sản xuất, bị đói hoặc giáp hạt.

15. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 ban hành điều lệ BHXH đối với công nhân viên chức và người lao động, có quy định năm chế độ trợ cấp mà người lao động được hưởng.

16. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 13/2010/NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/ NĐ – CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

17. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

18. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời về chế độ BHXH.

19. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nghị định số 58/1998/NĐ – CP ngày 13/8/1998 ban hành điều lệ bảo hiểm y tế.

20. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 62/2009/NĐ – CP ngày 27/07/2009 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo hiểm y tế.

21. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 về việc thu một phần viện phí với mục đích miễn viện phí, phát hành thẻ BHYT… cho người bệnh ở các xã vùng cao, người bệnh trong diện quá nghèo.

22. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nghị định số 100/2002/NĐ – CP ngày 06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 109 - 124)