Phương hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 91 - 95)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hộ

3.1.2. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách

an sinh xã hội đối với nông dân

Hiến Pháp mới sửa đổi gần đây nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có xác định trách nhiệm của Nhà nước cùng với

toàn xã hội, bằng các nguồn lực kinh tế - tài chính, đầu tư phát triển về phúc lợi và an sinh xã hội cụ thể như sau:

Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Về phúc lợi và an sinh xã hội, Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội [55, Điều 34].

Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước; Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác; có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở [55, Điều 59].

Ngoài ra, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã khẳng định: “thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Theo đó, bản báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi giai đoạn 2011-2020 cũng chỉ rõ: “trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động… đặc biệt là nông dân.”; “Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề, ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề… Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, BHTN, TGXH, CTXH đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ BHXH, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc

sống ổn định hòa nhập tốt với cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, các dich vụ công thiết yếu.” [50, tr. 53]

Trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tại nhiều Nghị quyết cũng đã khẳng định phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH của nước ta.

Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 khóa X có nêu: “có chính sách điều chỉnh hợp lý việc điều chỉnh quỹ đất, vừa bảo đảm an ninh lương thực…. có chính sách kích thích nông dân chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, thúc đẩy khôi phục làng nghề, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn, đồng thời mở rộng thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân hết tuổi lao động, mở rộng các hình thức đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ.”

Nghị quyết số 26/NQ – TƯ chỉ rõ mục tiêu đến năm 2020 cần: “phát triển nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên trên 2,5 lần so với hiện nay…. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, thực hiện có hiệu quả và bền vững công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.”

Cũng theo Nghị quyết 26/NQ – TƯ trong phần giải pháp có nêu: “giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên, xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước, bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.”

Ngoài ra, xây dựng hệ thống ASXH ở nông thôn tiếp tục thực hiện chính sách BHYT đối với người nghèo, thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn. Rà soát giảm thiểu các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với nông dân. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.”

Như vậy, tiếp tục tư tưởng của các Nghị quyết các kỳ Đại hội trước, Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã cụ thể hóa và làm rõ hơn các quan điểm

chỉ đạo trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói riêng.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng, các bộ, ban, ngành ở Trung ương cũng đã có những văn bản chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và giao cho các địa phương vận dụng các quy định của trung ương vào điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Trong văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với tiêu đề: thực hiện thắng lợi Nghị quyết trung ương 7 khóa X trên lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội có nêu: tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về ASXH đối với nông dân, nhất là mở rộng đối tượng nông dân tham gia BHXHTN, BHYT và nâng tỷ lệ đối tượng hưởng trợ cấp xã hội lên 70%.

Chính sách phải mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân ở mọi lứa tuổi. Chính sách phải có tác động tích cực bảo đảm cho nông dân được đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm để không phải trong tình trạng thiếu việc làm hay thất nghiệp.

Phát huy tối đa các nguồn lực hiện có của toàn Huyện, cộng đồng xã hội thông qua việc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia. Điều đó cũng góp phần xây dựng mối quan hệ qua lại giữa doanh nghiệp và người dân. Đó cũng là một yếu tố bảo đảm phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Ban hành chính sách ASXH phải phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế tại địa phương, đồng thời phải xây dựng lộ trình, từng bước di cụ thể để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của chính sách đưa ra.

Ba vì là huyện mới được sáp nhập vào địa giới hành chính thủ đô nên nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn rất lớn. Bên cạnh đó, khả năng kinh tế của nông dân trên địa bàn huyện còn tương đối thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra lộ trình hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương là rất cần thiết nhằm bảo đảm cho chính sách ASXH được xây dựng phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế, mang tính khả thi cao. Có như vậy mới góp phần vào thực hiện chủ trương

đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – đô thị hóa bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội toàn quốc nói chung và tại Ba Vì nói riêng.

Chính sách ASXH phải bảo đảm sự gắn kết giữa các chính sách phát sinh với nông dân, phải có sự lồng ghép chính sách ASXH và các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách trên địa bàn, từng bước nghiên cứu để đề xuất Nhà nước mở rộng đối tượng của chính sách ASXH.

Các chương trình mục tiêu đặt ra phải được gắn kết chặt chẽ với các chính sách ASXH hiện tại như BHXH, BHYT, TGXH…. Cách làm này vừa tạo sức mạnh đưa chính sách và chương trình đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả vừa tránh được sự trùng lặp, lãng phí tiền của của Nhà nước và địa phương, đồng thời tăng khả năng hưởng lợi của nông dân. Trong quá trình thực hiện tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân nói riêng và hệ thống ASXH của nước ta nói chung.

Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống ASXH hoàn chỉnh cho nông thôn, nông dân. Trước hết thực hiện chính sách BHXHTN, BHYT khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm tự nguyện khác cho nông dân. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhóm đối tượng yếu thế ở nông thôn, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình TGXH và cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo chuyển mạnh sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội.

3.1.3. Các yêu cầu cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 91 - 95)