Chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 55 - 70)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trên

2.1.2. Chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Ba Vì

Cơ sở pháp lý của chính sách an sinh xã hội

Tại Việt Nam, chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất nào về ASXH. Nguyên nhân chủ yếu là do ASXH là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với một quốc gia vừa thoát ra khỏi nền kinh tế hàng hóa tập trung bao cấp sang một nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, ASXH được biểu hiện chủ yếu dưới thuật ngữ BHXH và các vấn đề xã hội như dân số, việc làm, xóa đói giảm nghèo, tiền lương, thu nhập, chăm sóc y tế…. thuật ngữ ASXH được nhắc đến lần đầu tiên tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đó là: “từng

bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và ASXH, tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân...

Giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng chính sách xã hội, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những người tàn tật, người già không nơi nương tựa…” [50, tr. 6]

Theo đó thì hệ thống ASXH ở Việt Nam đang được hình thành và phát triển dưới hai hình thức là BHXH và cứu trợ xã hội.

Cũng theo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, chúng ta đang từng bước xây dựng hành lang pháp lý, các chương trình mục tiêu và các giải pháp để thực hiện chính sách ASXH. Hệ thống ASXH gồm các chính sách vĩ mô liên quan đến công bằng xã hội, các văn bản pháp luật như Bộ luật lao động, Luật giáo dục, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Pháp lệnh về chính sách người có công, người tàn tật, người cao tuổi, các chương trình mục tiêu quốc gia và các quỹ ASXH ngày càng được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống.

Nghị định số 95/CP của Chính Phủ ngày 27-8-1994 về việc thu một phần viện phí với mục đích miễn viện phí, phát thẻ BHYT… cho người bệnh ở các xã được Uỷ ban dân tộc và miền núi quyết định công nhận là vùng cao, người bệnh trong diện quá nghèo .

Quyết định số 139/2002/QĐ – TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm. Các nguồn hình thành quỹ gồm có: Ngân sách Nhà nước cấp bảo đảm tối thiểu bằng 75% tổng giá trị của Quỹ; ngoài ra, tuỳ điều kiện từng địa phương có thể tăng chi cho Quỹ từ nguồn ngân sách địa phương, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Nghị định số 07/2000/NĐ – CP về bảo trợ xã hội nhằm trợ cấp cho những hộ gia đình gặp khó khăn, thiên tai, mất công cụ sản xuất, bị đói hoặc giáp hạt. Cứu trợ xã hội chủ yếu dựa vào ngân sách hàng năm của Chính phủ và chính quyền các địa phương hoặc cũng có thể huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nhưng số lượng này còn rất hạn chế. Với mục đích giúp những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội thoát khỏi tình trạng bần cùng hóa, bảo vệ họ chống lại đói nghèo và hòa nhập với cộng đồng.

Thực hiện Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ : Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó, cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam được tổ chức dọc từ trung ương đến quận, huyện, thị xã. Mỗi cơ quan BHXH đều thành lập ban bảo hiểm xã hội tự nguyện đảm nhiệm việc thực hiện quản lý về BHXHTN và BHYTTN trên địa bàn phụ trách. Với cơ cấu tổ chức như trên, lần đầu tiên lĩnh vực BHYTTN có tổ chức chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ.

Căn cứ quy định tại chương IV, Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 58/2003/ NĐ – CP ngày 07/08/2003 của liên bộ Bộ Tài chính – Bộ Y tế ban hành thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT – BTC – BYT hướng dẫn

thực hiện BHYTTN cho tất cả các đối tượng. Theo đó, công dân Việt Nam đều có quyền tham gia BHYTTN theo nguyên tắc tập thể, cộng đồng để được chăm sóc sức khoẻ. Quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia BHYTTN được thực hiện thống nhất trong cả nước. Mức phí BHYTTN được xác định trên cơ sở khung giá dịch vụ y tế, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và tỷ lệ số người tham gia của từng nhóm đối tượng.

Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán theo quỹ thành phần, độc lập với ngân sách nhà nước và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật. Trường hợp quỹ khám, chữa bệnh tự nguyện không đủ chi phí chi trả thì được điều tiết từ các quỹ thành phần khác. Lần đầu tiên, BHYTTN được thực hiện theo một hành lang pháp lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc, theo sự chỉ đạo của ban BHXHTN thuộc cơ quan BHXH Việt Nam.

Thông tư trên được ban hành đã chấm dứt thời kỳ thực hiện thí điểm BHYTTN với đối tượng dân cư, là cơ sở pháp lý cho các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo và tổ chức triển khai, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước. Việc thực hiện BHYTTN có nhiều thuận lợi, hệ thống BHYT đã có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện chính sách BHYTTN thống nhất trên toàn quốc. Thông tư đã xác định phương pháp và đối tượng thực hiện BHYTTN được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và bảo đảm nguyên tắc cộng đồng.

Ngày 24/8/2005, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đưa ra thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT – BYT – BTC hướng dẫn thực hiện BHYTTN, đồng thời với việc duy trì và mở rộng sự tham gia của nhóm học sinh, sinh viên, BHYTTN đã tập trung vào nhóm đối tượng hộ gia đình, hội viên các tổ chức, đoàn thể và thân nhân của những người tham gia BHYTBB. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân đều có thể tham gia BHYTTN nếu có nhu cầu.

Việc tổ chức quản lý thống nhất quỹ BHYTTN tại BHXH Việt Nam, cùng với Chính phủ cho phép BHXH Việt Nam được điều tiết từ các quỹ thành phần là yếu tố hết sức thuận lợi cho BHYTTN phát triển.

Nguyên tắc “có đóng có hưởng” thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo đảm cuộc sống của bản thân và Nhà nước có vai trò là người bảo đảm xã hội cuối cùng. Lĩnh vực chính của BHXH là nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động tham gia bảo hiểm trước những rủi ro do giảm hoặc mất thu nhập như: ốm đau, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thai sản, chết, về hưu hoặc thôi việc sớm theo chính sách của Nhà nước.

Dự thảo Chiến lược ASXH thời kỳ 2011-2020 khẳng định, ASXH bao gồm hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước, các đối tác xã hội và tư nhân thực hiện nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro do thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận với hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản. Đó là một hệ thống gồm 3 tầng lưới an toàn có khả năng hỗ trợ lẫn nhau: chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, tạo thu nhập và tham gia thị trường lao động; BHXH và bảo hiểm khác cùng các chính sách trợ giúp xã hội và giảm nghèo.

Thực tiễn về thi hành các chính sách trên địa bàn Huyện

o Tình hình thực hiện BHXHTN

Kể từ ngày 01/01/2008, BHXHTN cho nông dân đã chính thức có hiệu lực. Tính tới nay đã hơn 5 năm trôi qua, ở Ba Vì, nhiều nông dân vẫn còn mơ hồ với loại hình bảo hiểm này. Có nhiều người khi được hỏi họ trả lời rằng rất muốn khi về già có lương hưu để an hưởng tuối già nhưng chưa hiểu cũng chưa biết gì về loại hình BHXHTN này. Nhiều người khác biết loại hình bảo hiểm này thì đều than phiền là mức đóng quá cao, thậm chí là một xã điểm về nông thôn mới như Cổ Đô mà người dân khi hỏi đến BHXHTN cũng nhiều người không biết gì mức đóng cũng như quyền lợi được hưởng.

Chính sách BHXHTN đối với nông dân nói riêng và cho lao động tự do nói chung mang một ý nghĩa to lớn nhằm bảo đảm cho người lao động khu vực phi chính thức khi về già vẫn có nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Nhưng khi triển khai còn khó khăn, lúng túng chưa thu hút rộng rãi người tham gia. Có

lẽ một phần là do công tác tuyên truyền chưa thực sự quan tâm tới chính sách ý nghĩa này và một phần nữa là do thu nhập của nông dân còn khá thấp, họ đang trông chờ sự trợ cấp phần nào từ phía Nhà nước. Vì thế, đến nay toàn huyện chỉ dưới 2% người dân tham gia BHXHTN.

o Tình hình thực hiện BHYT

Quyền được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh là một trong những quyền cơ bản của con người được các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã khẳng định và quyết tâm thực hiện. Để thực hiện được quyền quan trọng đó trong điều kiện chi phí khám chữa bệnh ngày càng cao, vượt quá khả năng tài chính của từng người dân, chính sách BHYT là một giải pháp đặc biệt quan trọng và có tính quyết định. Đồng thời nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, tăng tính cộng đồng và chia sẻ rủi ro trong toàn xã hội, nên chúng ta lựa chọn phương thức BHYT toàn dân.

Ngay sau khi triển khai thông tư liên tích số 77/2003/ TTLT – BTC – BYT, BHXH tỉnh Hà Tây đã triển khai tổ chức thực hiện BHYTTN. Cơ quan BHXH tỉnh thực hiện công tác tham mưu cho các cấp ủy đảng, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành các chỉ thị, văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp phối hợp với cơ quan BHYT thực hiện. Hà Tây đã thành lập ban chỉ đạo thưc hiện BHYT ở các cấp, đồng thời đề ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể và chỉ đạo thực hiện BHYTTN trên địa bàn tỉnh. BHXH tỉnh đã ký văn bản liên ngành với sở Giáo dục và đào tạo để thực hiện BHYT cho học sinh, phối hợp với các hội, đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ… thực hiện BHYTTN cho các hội viên.

Đến năm 2004, hệ thống BHXH cấp tỉnh, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về BHYTTN tới từng thôn, xóm nhằm giúp người dân hiểu rõ chính sách và tích cực tham gia BHYTTN. Công tác thực hiện BHYTTN đã được tiến hành một các đồng bộ, bài bản trên cơ sở kế hoạch rõ ràng.

Hướng vào nhóm hộ gia đình, cơ quan BHXH huyện đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền không chỉ qua hệ thống loa phát thanh của các xã, thị trấn mà còn in tờ rơi và phiếu tham gia BHYTTN theo hộ gia đình và chuyển tới tất cả các hộ gia đình trên địa bàn huyện.

Đồng thời, cơ quan BHXH cũng phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tổ chức nhiều cuộc họp để giải thích cho người dân và hướng dẫn các cộng tác viên nắm vững các yêu cầu khi thực hiện công việc, giải quyết các vướng mắc và bảo đảm quyền lợi cho người dân khi tham gia loại hình bảo hiểm này.

Đối với các hội, đoàn thể , dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, các hội viêm tham gia, đoàn thể đã tích cực phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện vận động, tuyên truyền hội viên tham gia BHYTTN như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên…

Từ quý 2 năm 2004 cơ quan BHXH địa phương hướng tới nhóm đối tượng mới là thân nhân những người lao động tham gia BHYTBB.

Một thuận lợi là qua từng năm, Luật BHYT đã dần từng bước đi vào đời sống xã hội. Việc thực hiện các quy định của Luật được đông đảo nhân dân và đối tượng hưởng chính sách BHYT quan tâm, ủng hộ…

Cơ cấu đối tượng tham gia BHYTTN đa dạng và ngày càng mở rộng là minh chứng cho sự phát triển của BHYT, nó đang dần hiện hữu trên từng xóm, ngõ, đến với từng tầng lớp dân cư khác nhau. Nó đang dần giúp cho người dân biết, hiểu và thấy được lợi ích của chính sách BHYT, làm thay đổi nhận thức và thói quen của người dân để người dân tích cực hơn, chủ động hơn khi tham gia BHYTTN.

Bên cạnh việc tập trung thực hiện công tác thu và phát triển đối tượng, trong những năm qua, cơ quan BHXH huyện luôn quan tâm giải quyết tốt chế độ chính sách, tạo thuận lợi cho người được hưởng, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Số người được giải quyết chế độ hàng năm tăng và thời gian xử lý cũng được rút ngắn hơn so với trước đây.

Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp cũng được quan tâm hơn, bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác và an toàn đến người thụ hưởng. Hàng tháng, việc chi trả được hoàn tất trước ngày mùng 10 của tháng bằng tiền mặt hoặc qua thẻ ATM, đối với những đối tượng đặc biệt như người già, người tàn tật, cơ quan BHXH có cử người mang tới chi trả tận nhà cho các đối tượng.

Việc chi trả chế độ khám chữa bệnh được thực hiện đầy đủ, khiến cho hàng trăm người bớt cảnh khó khăn khi ốm đau, bệnh tật, góp phần ổn định cuộc sống.

Cơ quan BHXH huyện thực hiện cấp thẻ BHYT miễn phí cho 100% người nghèo, hỗ trợ 70% chi phí mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Trong năm 2012 đã ra hạn thẻ và cấp thẻ mới cho 23.115 người nghèo bảo đảm đúng thời gian quy định. [ 28, tr. 2]

Tính đến hết năm 2012, toàn huyện đã có trên 162 nghìn người tham gia BHYT, đưa tỷ lệ bao phủ BHYT trên tổng dân số của huyện lên tới 61%, đặc biệt là 100% người có công với cách mạng, người cao tuổi, đối tượng chính sách xã hội như người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, cựu chiến binh đã được Nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT; số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tăng, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng, quỹ bảo hiểm y tế đang tiếp tục được cân đối và có dự phòng.

Năm 2013, BHXH huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao; Phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả hơn với Cơ quan Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh để duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người tham gia BHXH, BHYT.

Cơ quan BHXH huyện cũng tăng cường công tác vận động, tuyên truyền và nỗ lực tìm những giải pháp hữu hiệu; tích cực chủ động khai thác

các nhóm đối tượng thuộc diện có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định của Luật.

Thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn huyện đang đứng trước một số thách thức như: vẫn còn gần 40% dân số trên địa bàn huyện chưa tham gia BHYT, vấn đề tuân thủ pháp luật về BHYT và phối hợp giữa các cơ quan,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)