Các điều kiện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 77 - 79)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Nguyên nhân hạn chế của việc thực hiện chính sách an sinh

2.2.5. Các điều kiện khác

Xây dựng chế độ chính trị dân chủ và chế độ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội hiện đại, nếu không có dân chủ và pháp luật thì không thể có sự phát triển một cách hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội và môi trường. Nói công bằng xã hội là nói đến sự phân phối hợp lý về quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho tất cả mọi người dân trong xã hội của chúng ta.

Các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân chưa được tiến hành một cách thường xuyên trên phạm vi toàn quốc, thiếu cơ sở dữ liệu do nguồn số liệu chưa liên tục và thiếu tính thống nhất, giữa các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu… những điều này gây khó khăn cho công tác hoạch định chính sách khó có thể sát với thực tiễn.

Các chương trình truyền thông về chính sách BHXH còn nhiều hạn chế. Vì vậy, dân cư nông thôn nói chung và đối tượng không thuộc diện tham gia BHXHBB nói riêng chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của BHXH. Mức đóng góp quy định đối với BHXHTN cao so với mức thu nhập của đa số người dân nông thôn, đặc biệt là đối với những hộ nghèo, cận nghèo, trong khi chưa có chính sách hỗ trợ để các đối tượng này tham gia BHXHTN. Ngoài ra, thiết kế chính sách chưa linh hoạt nên không hấp dẫn một bộ phận lớn người lao động tham gia BHXHTN.

Vấn đề bình đẳng giới cũng chưa được đánh giá đúng mức ở khu vực nông thôn. Vẫn còn tồn tại tình trạng trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ tại những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn ít được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước khiến cho họ chưa có cơ hội phát triển bình đẳng.

Một yếu tố nữa là vấn đề về nguồn lực trong nước ta còn hạn hẹp, cùng một lúc chúng ta phải quan tâm và đầu tư cho quá nhiều mục tiêu, vừa là sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước vừa phải đầu tư cho công tác xóa đói giảm nghèo cho những nông dân và những chương trình ASXH khác, trong khi đó việc khai thác các nguồn lực chưa được nhiều và hiệu quả chưa cao, mặc dù đã có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, các hội…

Nhưng xu hướng xã hội hóa và đa dạng hóa trong xây dựng và thực hiện các chính sách ASXH đối với nông dân vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế thực hiện và đặc biệt là vai trò của người dân tham gia vào quá trình thực hiện các chương trình ASXH đối với nông dân còn chưa được người dân quan tâm

đúng mức nên sự thiếu chủ động trong việc tham gia các chương trình mà mình chính là những người thụ hưởng ưu đãi vẫn tồn tại rất phổ biến. Tính xã hội hóa trong việc thực hiện ASXH chưa cao nên chưa huy động được hết khả năng nội lực cho sự nghiệp phát triển ASXH.

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 77 - 79)