Bản chất của chính sách an sinh xã hội đối với nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 28 - 29)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2. Hệ thống chính sách an sinh xã hội và nông dân trong quá

1.2.2. Bản chất của chính sách an sinh xã hội đối với nông dân

trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa

Bản chất của ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác. Hệ thống chính sách ASXH là những chính sách xã hội cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống ổn định cho mỗi thành viên trong xã hội.

o ASXH trước hết đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình.

o Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng.

o Mục đích của sự bảo vệ này nhằm giúp đỡ các thành viên của xã hội trước những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập…

ASXH thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội. Trên bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu thế” trong xã hội.

Xét về bản chất kinh tế, thì ASXH là một bộ phận thu nhập quốc dân, thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập xã hội, điều hòa lợi ích, góp sức vào tiết kiệm để đầu tư và phát triển kinh tế đất nước.

Để thấy rõ bản chất của ASXH, cần hiểu rõ mục tiêu của nó. Mục tiêu của ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả mọi thành viên của cộng đồng trong những trường hợp bị giảm hoặc bị mất

thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi tiêu của gia đình do nhiều nguyên nhân khác nhau, như ốm đau, thương tật, già cả… gọi chung là những biến cố và những rủi ro xã hội. Để tạo ra lưới an toàn đó, ASXH dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau.

ASXH tạo cho những người bất hạnh, những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những động lực cần thiết để khắc phục những biến cố, những rủi ro xã hội, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng. ASXH kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn. ASXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã hội… Đồng thời, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng, nhân văn.

Mục đích của hệ thống ASXH ở Việt Nam nhằm bảo đảm thu nhập, sức khỏe, các điều kiện sống thiết yếu cho nông dân trong xã hội khi gặp rủi ro. Đặc điểm này cũng xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta còn đang trong giai đoạn phát triển. Các chính sách kinh tế, xã hội đều được chú trọng phát triển một cách hài hòa, bảo đảm sự phát triển chung ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)