Phương pháp đánh giá hệ thống an sinh xã hội đối với nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 47 - 51)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Tiêu chí đánh giá hệ thống chính sách an sinh xã hội đối vớ

1.3.3. Phương pháp đánh giá hệ thống an sinh xã hội đối với nông

dân

Việc đánh giá tác động của các chính sách để đề ra các biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đồng thời phát huy những mặt tích cực để làm tăng hiệu quả thực tế của chính sách, điều đó là rất quan trọng. Ở nước ta hiện nay, việc đánh giá tác động đối với việc thực thi chính sách sau khi ban hành vẫn chưa nhận được một sự quan tâm thỏa đáng nên nhiều chính sách khi ban hành có những bất cập xảy ra mà vẫn chưa được xử lý kịp thời và còn thể hiện sự kém linh hoạt.

Việc đánh giá chính sách là một bước không thể thiếu trong quá trình hoạch định chính sách. Ngay từ khi chính sách chưa đưa vào thực hiện đã được các nhà làm chính sách đưa ra để phân tích, đánh giá. Đánh giá tác động của chính sách ở đây có thể hiểu là dự báo những tác động có thể xảy ra của một dự thảo chính sách hoặc đo lường, phân tích các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường đã xảy ra sau khi thực hiện một chính sách đã ban hành. Như vậy, nhiệm vụ đánh giá tác động của chính sách cần được thực hiện cả trước và sau khi ban hành một chính sách.

Nhìn chung, chưa có những hướng dẫn về phương pháp luận một cách rõ ràng cho việc triển khai thực hiện công tác đánh giá tác động của chính sách đã ban hành. Chưa có các hướng dẫn cụ thể về phương pháp, quy trình thực hiện đánh giá tác động lên môi trường của việc thực thi chính sách, mặc dù theo quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, cần phải đánh giá tác động của các luật, pháp lệnh và nghị định sau 3 năm thực hiện. Dự thảo Sổ tay hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luậtdo Bộ Tư pháp đang xây dựng cũng chỉ mới tập trung chủ yếu về việc đánh giá tác động văn bản mà chưa đề cập một cách rõ ràng đến đánh giá tác động của việc thực thi chính sách sau khi ban hành.

Đề xuất quy trình đánh giá tác động của hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân hiện nay, quy trình gồm các bước như sau:

o Bước 1: Xác định vấn đề: Trong bước này, người đánh giá cần xác định nội dung cốt lõi của chính sách, các câu hỏi nghiên cứu, các bên liên quan và mục đích, đối tượng sử dụng kết quả đánh giá. Cần phải làm rõ mục tiêu, nội dung, đặc điểm, các khía cạnh của chính sách.

o Bước 2: Lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá: có thể sử sụng phương pháp phân tích, đánh giá trước và sau khi thực hiện chính sách thông qua việc so sánh chất lượng đời sống, mức sinh hoạt, mức thu nhập của nông dân trước và sau khi thực hiện chính sách. Hoặc có thể sử dụng phương pháp so sánh mục tiêu và kết quả thông qua việc so sánh các mục tiêu mà chính sách đề ra với các kết quả sau khi thực hiện chính sách đạt được. Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp chúng ta có thể sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ tác động của chính sách đối với nông dân.

o Bước 3: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá: Các chỉ số sẽ thể hiện diễn biến chất lượng cuộc sống nông dân, và qua đó là các tác động lên mức sống, mức thu nhập, mức độ hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Vì vậy, các chỉ số được lựa chọn sao cho biểu thị đặc trưng cho vấn đề ASXH đồng thời phải có tính khả thi cao về mức độ sẵn có của số liệu.

o Bước 4: Thu thập số liệu, thông tin: Việc thu thập số liệu, thông tin về kết quả thực hiện chính sách có thể thực hiện theo hai cách: thông qua bảng hỏi/phiếu điều tra, thông qua khảo sát thực tế hoặc thông qua phỏng vấn sâu…

o Bước 5: Phân tích, đánh giá tác động của chính sách: dựa trên các thông tin và số liệu thu thập được, sử dụng hai phương pháp so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện chính sách và phương pháp so sánh kết quả giữa mục tiêu chính sách đề ra với kết quả đạt được, kết hợp với những phương pháp chuyên gia…. Cũng từ quá trình phân tích và đánh giá chính sách này mà các nhà phân tích cần phải tìm ra những vấn đề, hạn chế của chính sách để đưa ra phương hướng khắc phục.

Có thể nói, khi đánh giá tác động của việc thực hiện một chính sách ASXH đối với nông dân cần phải xác định được vấn đề một cách chính xác, rõ ràng và quá trình đánh giá cần được tuân thủ một trình tự với các bước nhất

định. Các phương pháp, công cụ, chỉ số cần được cân nhắc lựa chọn để có thể thu thập được các thông tin, làm cơ sở để đạt được một kết quả đánh giá có chất lượng cao. Quá trình tham vấn các bên liên quan, khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu cũng là những hoạt động rất quan trọng cho quá trình đánh giá. Kết quả đánh giá cần được công bố, thông tin đúng địa chỉ để có thể được sử dụng hữu ích cho việc phát triển và hoàn thiện chính sách.

Kết luận chƣơng 1

Pháp luật ASXH là sự cụ thể hóa rõ nét quyền con người trong xã hội, đó là công cụ góp phần thực hiện công bằng và ổn định xã hội, và đó cũng là một điều kiện đủ để phát triển xã hội một cách bền vững. Pháp luật ASXH thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các nhóm đối tượng yếu thế trong đó có nông dân, một lực lượng chiếm đa số trong nền sản xuất của đất nước. Khi đất nước đang trên con đường phát triển và ngày càng tiên tiến hơn, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh và mạnh, chính những yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sinh hoạt của những nông dân. Trước tình hính đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng chiến lược phát triển ASXH đối với nông dân để giúp nhóm đối tượng này có điều kiện sản xuất, sinh hoạt và hưởng thụ tốt hơn những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

ASXH ra đời là một tất yếu khách quan trong thời đại ngày nay. Trong cuộc sống hiện đại, năng suất lao động được cải thiện, sản xuất được áp dụng những khoa học kỹ thuật tiên tiến, những yếu tố đó đã góp phần làm cho nhân loại có mức sống ngày càng cao. Nhu cầu của con người ngày càng nhiều hơn, trong đó quan trọng hơn cả vẫn là sự an toàn, sự yên tâm sống và lao động. Chính hệ thống ASXH đã đáp ứng những nhu cầu đó của con người, nó bảo đảm cho người dân có một cuộc sống ổn định trong mọi tình huống dù là xấu nhất có thể gặp phải trong cuộc sống.

Với hệ thống ASXH ngày càng mở rộng và bao phủ toàn dân, người dân sẽ yên tâm ổn định và phát triển kinh tế cũng như có điều kiện phát triển và hoàn thiện bản thân, cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển của xã hội, ngày càng tin tưởng và gắn bó sắt son với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đó là nền

tảng tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy truyền thống vốn có từ lâu đời nay của dân tộc ta. Đồng thời, với hệ thống chính sách ASXH ngày một hoàn thiện nó cũng phản ánh bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đang được định hướng phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN HIỆN NAY VÀ THỰC TRẠNG TẠI HUYỆN BA VÌ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 47 - 51)