Năng lực quản lý thực hiện còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 76 - 77)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Nguyên nhân hạn chế của việc thực hiện chính sách an sinh

2.2.4. Năng lực quản lý thực hiện còn hạn chế

Cơ chế quản lý, tổ chức và thực hiện còn manh mún, thiếu tập trung và thiếu biện pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả.

Về năng lực quản lý thực hiện các chương trình: Do chưa có hệ thống chế tài phù hợp đối với BHXHTN, BHYTTN, TGXH, XĐGN, cũng như việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân nông thôn nên đội ngũ cán bộ còn mắc bệnh quan liêu, cửa quyền, thiếu chuyên môn, năng lực hạn chế… do đó mà khả năng vận động, tuyên truyền, tổ chức người dân tham gia vào các loại hình của hệ thống ASXH còn hạn chế.

Trong quá trình khi đưa vào thực hiện các chương trình ASXH cần được nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết cả về đối tượng lẫn tình hình thực tế trên địa bàn triển khai, ngoài ra về vấn đề quản lý cũng đóng một vai trò quan trọng để tạo nên sự thành công. Người cán bộ quản lý không chỉ am hiểu về chính sách, về phương thức, công cụ thực hiện mà còn đòi hỏi phải có sự am hiểu về chuyên môn công tác xã hội, sự nhạy bén trong quá trình thực hiện công việc, có khả năng tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng. Đa phần những yêu cầu đó đối với đội ngũ cán bộ quản lý thực thi các chương trình ASXH còn chưa đáp ứng được.

Một thực tế hiện nay là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cán bộ thực hiện các chương trình ASXH còn thiếu, do đó mà chúng ta cần phải mở các lớp tập huấn để bổ sung những kiến thức cơ bản, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về các chương trình ASXH đang được thực hiện với mục đích nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về các chương trình ASXH đối với nông dân, đồng thời nâng cao năng lực trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện chính sách, để có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 76 - 77)