9. Kết cấu của Luận văn
1.2. Hệ thống chính sách an sinh xã hội và nông dân trong quá
1.2.4. Cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân trong
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
Theo các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới ASXH thì hình thành nên hai quan điểm cơ bản về ASXH ở nước ta:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: hệ thống chính sách ASXH được thết kế theo nguyên tắc:
o Phòng ngừa rủi ro
o Giảm thiểu rủi ro
o Trợ giúp những người gặp rủi ro
o Bảo vệ những người gặp rủi ro
Cũng theo quan điểm này thì hệ thống ASXH gồm 3 hợp phần cơ bản:
o Hệ thống chính sách BHXH là xương sống của toàn bộ hệ thống ASXH quốc gia.
o Hệ thống các chính sách và chương trình TGXH mang tính chất bảo trợ và cứu trợ những người gặp rủi ro.
o Hệ thống các chính sách, các chương trình về thị trường lao động. Giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động như trong đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm…
Quan điểm thứ hai: ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách và giải pháp được áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống dẫn tới bị mất hoặc giảm nghiêm trọng về thu nhập và cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế.
Các nguyên tắc thiết kế hệ thống ASXH:
o Có tính hệ thống
o Có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau bảo đảm công bằng xã hội
o Bảo đảm tính bền vững về tài chính
Hệ thống ASXH có ba chức năng cơ bản:
o Chức năng phòng ngừa rủi ro
o Chức năng hạn chế rủi ro
o Chức năng khắc phục rủi ro
Hệ thống ASXH gồm có 6 hợp phần cơ bản:
o Chính sách về chương trình thị trường lao động tích cực, với trọng tâm là trợ giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ giúp cho đối tượng như dạy nghề, hướng dẫn chuyển đổi nghề cho nông dân …
o Chính sách BHXH (chế độ hưu trí, chế độ mất sức, chế độ tai nan lao động…)
o Chính sách BHYT (BHYTBB, BHYTTN, BHYT cho người nghèo, BHYT cho các đối tượng BTXH, BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi)
o Chính sách trợ giúp đặc biệt (chính sách ưu đãi đối với những người có công với Nhà nước, với cách mạng, ưu đãi với những người là thương binh liệt sĩ)
o Chính sách trợ giúp cho các đối tượng yếu thế (trợ cấp hàng tháng, trợ cấp về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo dạy nghề…), cứu trợ xã hội.
Theo quan điểm phổ biến thì hệ thống chính sách ASXH có 3 hợp phần cơ bản tương ứng với 3 chức năng chính là: phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro.
Việc thực hiện tốt các chính sách ASXH đối với nông dân chính là bảo đảm cho họ có việc làm, thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo và có tích lũy tài chính đủ lớn để có điều kiện chủ động và tích cực tham gia vào hệ thống ASXH quốc gia.
Hệ thống ASXH đối với nông dân gồm có các hợp phần cơ bản sau:
o BHYTTN cho nông dân
o BHXHTN cho nông dân
o Xóa đói giảm nghèo
o Cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản
o BHYTTN cho nông dân
BHYTTN là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Người dân tự nguyện tham gia để được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ quỹ bảo hiểm y tế. Với hình thức này, người tham gia mua BHYT tự chi trả kinh phí mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu và được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50%, được hưởng đầy đủ quyền lợi như người tham gia BHYTBB.
Về quyền lợi: người tham gia BHYT được khám chữa bệnh ngay tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Được sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh, một số nhóm đối tượng còn được hỗ trợ chi phí chuyển viện khi cần thiết. Trong trường hợp khám chữa bệnh theo yêu cầu, không theo tuyến điều trị tiếp tục được thanh toán với mức phí điều chỉnh cao hơn.
Được khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con. Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh. Với mức hưởng: Quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán và điều trị do Bộ y tế quy định (thanh toán 100% chi phí KCB nếu tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu; khám chữa bệnh ở tuyến xã được thanh toán 100%). Thanh toán 80% chi phí kỹ thuật cao chi phí lớn cho một lần sử dụng dịch vụ nhưng không quá 40 lần lương tối thiểu chung (nếu tham gia liên tục sau 180 ngày, kể từ ngày đóng BHYT cho cơ quan BHXH). Tham gia 36 tháng liên tục trở lên, được quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% thuốc chống ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục, đã được phép lưu hành. [64, điều 13]
Chuyển đổi cơ chế cùng chi trả 20% một cách đồng loạt và khống chế mức trần trong điều trị nội trú sang hình thức thanh toán tối đa và cùng chi trả với một kỹ thuật có chi phí lớn.
Giống như BHYTBB thì hình thức BHYTTN loại trừ thanh toán cho các trường hợp tự tử, chết do say rượu, dùng chất ma túy, vi phạm pháp luật, các bệnh lây qua đường sinh dục, bệnh xã hội mà Nhà nước đã có ngân sách chữa bệnh riêng như bệnh tâm thần, bệnh phong, bệnh lao, HIV... Chương trình kế hoạch hóa gia đình, tai nạn lao động, thiên tai và nhiều hình thức khác.
Ngoài việc được hưởng các chế độ giống như BHYTBB thì người tham gia BHYTTN còn được hưởng thêm các dịch vụ y tế đặc biệt như: phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ...
o BHXHTN cho nông dân
Đối tượng tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXHBB, bao gồm:
o Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ.
o Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất. [63, điều 69]
Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXHTN bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXHTN với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXHTN lựa chọn (mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXHTN dựa vào mức thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung – mức lương tối thiểu chung hiện nay là 1.150.000 đồng). [ 63, điều 70]
Nông dân Việt Nam có điều kiện tham gia vào hệ thống BHXHTN và sẽ được hưởng hai chế độ trợ cấp:
o Trợ cấp hưu trí cho nông dân
o Trợ cấp tử tuất cho nông dân
TGXH cho nông dân
TGXH là: sự bảo đảm của Nhà nước, hỗ trợ của cộng đồng. Đối tượng của hoạt động này là những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, rủi ro không tự khắc phục được và họ cần trợ giúp có thể là về thu nhập hoặc về các điều kiện sống thiết yếu như nơi ở, thức ăn, nước uống…
Là sự bảm đảm và giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng trong nước và quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức, biện pháp khác nhau đối với các đối tượng lâm vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói hoặc nhiều thiếu hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình.
Có nhiều hình thức như trợ cấp hàng tháng, cứu trợ khẩn cấp một lần, trợ giúp học nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh…
Người được hưởng không phải trực tiếp đóng góp mà nguồn chi chủ yếu do Nhà nước và một phần từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm…
Mức trợ cấp dựa trên nhu cầu thực sự thiết yếu của các đối tượng trong từng trường hợp cụ thể khác nhau và đồng thời cũng dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương.
Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, hàng năm phải gánh chịu những hậu quả về thiên tai là rất lớn như lũ lụt, bão, hạn hán, sạt lở đất… Do đó mà có rất nhiều người và gia đình bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn, mất nhà cửa, tài sản và không có lương thực… và họ không có khả năng để khắc phục những khó khăn đó.
Không những thế, chúng ta cũng thường phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh không chỉ đối với cây trồng, vật nuôi mà ngay cả đối với con người, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh tế và sức khỏe.
Hoạt động TGXH là truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Sự cưu mang, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau giữa mọi người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, rủi ro, thiên tai, địch họa…. nó được bắt đầu từ trong các gia đình, dòng họ rồi tới cộng đồng dân cư.
Hình thức đó được Nhà nước nâng lên thành những hoạt động mang tính xã hội, khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội và cộng đồng dân cư và các hoạt động TGXH.
TGXH bao gồm hai hình thức:
Là hình thức TGXH đối với những người hoàn toàn không thể tự lo được cho cuộc sống của họ trong một thời gian dài, có thể là một năm hoặc có thể là nhiều năm hoặc suốt cả cuộc đời.
Đối tượng của hình thức trợ giúp thường xuyên là những người không may gặp rủi ro, bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống mà người ta thường gọi là nhóm người thiệt thòi, người yếu thế trong xã hội như: những người già cô đơn không có nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người lang thang cơ nhỡ.... Đối tượng của TGXH là những người đặc biệt khó khăn, cần sự trợ giúp vật chất và tinh thần từ Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội để bảo đảm cuộc sống, do đó không có sự phân biệt vị thế và thành phần xã hội.
o Trợ giúp đột xuất
Là hình thức TGXH do Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ những người không may gặp thiên tai, mất mùa hoặc các biến cố khác mà đời sống của họ bị đe dọa về lương thực, nhà ở bệnh tật, mai táng và phục hồi sản xuất...
Đối tượng của trợ giúp đột xuất là những người hoặc hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai hoặc những rủi ro khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng lao động và thu nhập.
Những rủi ro bất thường xảy ra ngày càng nhiều và trên diện rộng. Công tác cứu trợ đột xuất đã được triển khai tương đối kịp thời do có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Đã huy động được phong trào tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kể cho những thiếu hụt từ ngân sách Nhà nước.
Để công tác thực hiện TGXH được hiệu quả và ổn định thì cần phải quan tâm tới quỹ dự phòng TGXH.
Ở nước ta thực tế chưa có quỹ dự phòng TGXH theo đúng nghĩa mà nó chỉ thực hiện cấp phát từ ngân sách trung ương và địa phương, chủ yếu là từ địa phương trên cơ sở thực thi cho các đối tượng. Vì vậy số người được hưởng chính sách trợ giúp chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số người cần tới TGXH. Do đó
chúng ta cần phát triển công tác TGXH để thỏa mãn nhu cầu hiện tại bằng những quy định thống nhất về việc xây dựng và sử dụng quỹ TGXH.
o Xóa đói giảm nghèo
Có nhiều quan niệm khác nhau về đói và nghèo, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng, hay một nhóm dân cư là thấp, không bảo đảm cho những nhu cầu tối thiểu của con người mà những nhu cầu này đều theo tiêu chuẩn của một xã, hộ đã định.
Theo Nguyễn Hải Hữu : “đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không đủ bảo đảm duy trì cuộc sống. Hộ thuộc diện nghèo, là những hộ, những người nghèo mà không thể lo được lương thực để ăn, là những người thường xuyên thiếu ăn”.[86]
Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu, là một hiện tượng xã hội tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không mục tiêu nào mà một quốc gia đặt ra như hòa bình, ổn định, công bằng xã hội… có thể giải quyết được. Việt Nam cũng không ngoại lệ, là một đất nước trải qua hàng ngàn năm bị xâm lược, đi lên từ một nền kinh tế yếu kém, lạc hậu lại bị cấm vận bởi các thế lực thù địch nhưng bằng sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc ta và sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế Việt Nam đã có những bước phát triển, đạt được những thành tựu đáng kể. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên một cách rõ rệt.
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương thể hiện sự nhất quán của Đảng và Nhà Nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và các dân tộc, các nhóm dân tộc.
Ngày 23/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 (gọi là chương trình 133) và xác định đây là một trong mười Chương trình
mục tiêu quốc gia, coi đây là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đến 9/2001 tiếp tục phê duyệt Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 (gọi là Chương trình 143). Đảng ta cũng đã khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ bản để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Để phát huy các kết quả đạt được của xóa đói, giảm nghèo, Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc Gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (chương trình 135 giai đoạn II).
Kết quả của công cuộc thực hiện các chương trình giảm nghèo trong những năm qua là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong cả nước cũng như ở các địa phương, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Những thành tựu đó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Tuy vậy, công tác giảm nghèo vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao, đặc biệt là trên địa bàn khu vực miền núi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai (lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh) diễn ra ngày càng phức tạp. Trong khi đó khả năng tự ứng cứu và tự phục hồi của người dân còn kém, tốc độ giảm nghèo không đồng đều, quan trọng nhất là nhận thức và tổ chức thực hiện giảm nghèo ở các địa phương là rất khác nhau. Mặc dù đã tiếp cận nghèo đói theo các chính sách và dự án theo hướng dẫn cụ thể song việc thực hiện vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Một bộ phận người nghèo vẫn còn lúng túng trong vòng