Đối với công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 108 - 109)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội đố

3.2.5. Đối với công tác tuyên truyền

Nước ta là một nước có hơn 56,8% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy việc giải quyết các vấn đề về ASXH đối với nông dân có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở những năm tiếp theo, chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, thực hiện ASXH đối với nông dân. Để nông dân hiểu rõ được lợi ích mà những chương trình ASXH mang lại cho họ thúc đẩy tính chủ động và tích cực của nông dân khi tham gia vào các chương trình ASXH. Không những thế, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cả cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các doanh nghiệp để cùng nhau hoàn thiện và thực hiện tốt các chương trình ASXH.

o Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Phải coi việc ổn định đời sống của nông dân là một vấn để có tầm quan trọng đặc biệt. Cần xác định đây là trách nhiệm của hệ thống chính trị, trong đó các cấp chính quyền đóng vai trò nòng cốt. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỏi đáp trực tiếp với người dân trong khi triển khai các chương trình, chính sách.

o Đối với nông dân: Phải chủ động, có kế hoạch rõ ràng cho việc học nghề, tìm hiểu các ngành nghề phụ, tìm việc làm của bản thân và gia đình.

Để làm tốt được công tác tuyên truyền, các thông tin về hoạt động trợ giúp, hệ thống các chính sách và pháp luật về ASXH đối với nông dân cần phải được đăng tải trên đài, báo, truyền hình, các website để nông dân có thể tiếp cận được thông tin một cách đa chiều và có thể phản hồi ý kiến của mình về những vấn đề bức xúc có liên quan hoặc tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình hoạch định chính sách để các chính sách đưa ra đạt hiệu quả tốt nhất.

Mục tiêu của huyện Ba Vì là phổ biến đến từng cá nhân, hộ gia đình những điểm cơ bản nhất của các chương trình, chính sách an sinh xã hội. Để nhà nhà, người người đều biết và hiểu về BHXHTN, BHYTTN và các chính sách an sinh khác. Đội ngũ cán bộ thôn, xóm, những người đảng viên, đoàn thanh niên là những người trực tiếp tham gia trong công tác tuyên truyền, vận động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 108 - 109)