Quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 88 - 91)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hộ

3.1.1. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an

AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN

TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong thời gian tới đối với nông dân trong thời gian tới

3.1.1. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân sinh xã hội đối với nông dân

Hệ thống ASXH là sự kết hợp của rất nhiều chương trình ASXH khác nhau, chương trình này sẽ bổ trợ cho chương trình khác và mỗi chương trình có thể là sự bổ sung cho các chính sách công hay chính sách xã hội khác. Tuy nhiên, một hệ thống an sinh tốt không chỉ là các chương trình được thiết kế và thực hiện tốt mà nó phải bảo đảm một số yêu cầu sau:

o Tính hợp lý: Các chương trình ASXH phải được thiết kế, phân bổ cân đối với nhau, các yếu tố của chính sách công phải nhằm vào các nhu cầu cụ thể của các đối tượng mà chính sách hướng tới. Bên cạnh đó, mỗi chương trình, hoạt động phải được tổ chức thực hiện tùy theo những hoàn cảnh cụ thể của vùng miền.

o Tính thỏa đáng: hệ thống ASXH của chúng ta hướng tới rất nhiều các nhóm đối tượng khác nhau như: những người nghèo, người cận nghèo, người cô đơn, bệnh tật hiểm nghèo, người có công, người gặp thiên tai…. Mỗi đối tượng có những nhu cầu khác nhau, có những người cần sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất như người nghèo, những người gặp thiên tai mất hết nhà cửa, cũng có những người cần sự giúp đỡ về mặt tinh thần như những người già neo đơn, trẻ mồ côi. Do đó, tùy vào chương trình cụ thể để hệ thống ASXH của chúng ta tiếp cận được đầy đủ và cung cấp nhứng hỗ trợ có ý nghĩa cho bất kỳ nhòm đối tượng nào mà mỗi chương trình hướng tới.

o Tính công bằng: Mỗi đối tượng của chương trình an sinh phải được hưởng thụ một cách công bằng. Chương trình phải cung cấp một chế độ như nhau cho các cá nhân hay hộ gia đình có những điều kiện cơ bản như nhau và

đối với những người có khó khăn đặc biệt thì nên có một sự ưu đãi hơn các đối tượng bình thường khác.

o Tính hiệu quả: Hiệu quả ở đây là cả về vấn đề tài chính và các nguồn lực khác. Vấn đề tài chính cần được lập kế hoạch chi tiêu, phân bổ hợp lý. Các nguồn lực cần phát huy một cách tối đa hiệu suất của mình, vận động, phối hợp với các đối tượng tại địa phương cùng tham gia để giảm gánh nặng đối với cán bộ làm công tác an sinh. Đồng thời giúp các đối tượng hiểu rõ về lợi ích cũng như ý nghĩa của các chương trình mang lại.

o Tính linh hoạt: Chúng ta đang sống trong một xã hội luôn biến động, do đó mà các điều kiện, các nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng cũng luôn thay đổi. chính vì thế, mỗi chương trình ASXH cũng cần được thiết kế một cách linh động, để mỗi khi có những biến động về điều kiện, hoàn cảnh thực hiện chúng ta có sự ứng phó linh hoạt với sự thay đổi đó nhằm bảo đảm tính hiệu quả của chương trình. Cần thực hiện công tác dự báo khi xây dựng các chương trình đồng thời đưa ra những phương án đối phó với những tình huống có thể xảy ra đã được dự đoán từ trước. Không nên áp dụng một cách cứng nhắc và khuôn khổ khi thực hiện chương trình tại mỗi địa phương, mỗi vùng miền thì có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.

o Tính bền vững: Mỗi hệ thống an sinh xã hội cần có nguồn tài chính ổn định, vì chúng được cân đối với những lĩnh vực khác nhau trong chi tiêu chính phủ. Từng chương trình cụ thể phải bền vững cả về tài chính lẫn chính trị để tránh việc chương trình phải tạm dừng hay tạm hoãn, vì như vậy sẽ làm mất rất nhiều cơ hội để quản lý hiệu quả và đạt được những mục tiêu mà chương trình đề xướng và xúc tiến. Nên có sự lồng ghép các chương trình với khu vực công và sự trợ cấp của các nhà tài trợ.

Phát triển hệ thống ASXH phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn các chính sách ASXH với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.

Không ngừng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề, điều kiện vật chất, tài chính làm bệ đỡ cho hệ thống ASXH.

Chọn phát triển mô hình ASXH dựa trên quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới ILO với các bộ phận cấu thành là BHXH, BHYT, BTXH và ƯĐXH. Đây là mô hình phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Từng bước xây dựng, thực hiện hệ thống chính sách ASXH mang tính toàn dân, mở rộng khả năng tiếp cận và diện bao phủ, bảo đảm người dân có mức sống tối thiểu, có khả năng liên kết, chống đỡ thành công trước rủi ro.

Chú trọng phát triển hệ thống ASXH đối với khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số, các đối tượng bị tác động bởi cải cách kinh tế - xã hội, bị tác động bởi khủng hoảng, trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật…

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện ASXH, đồng thời mở rộng sự tham gia của cộng động xã hội vào việc thực hiện chính sách ASXH dưới hình thức xã hội hóa.

Từng bước phát triển các chính sách ASXH với nội dung, cách tiếp cận và chuẩn mực quốc tế, huy động sự liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế thực hiện chính sách ASXH đối với người lao động trong bối cảnh di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Nghiên cứu hoàn thiện các chính sách ASXH hiện có và bổ sung một số chính sách có ảnh hưởng đến đời sống của nông dân. Trong thực tế, có nhiều chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân song qua nghiên cứu thực tế hầu hết các chính sách đều chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, quá trình triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, bất cập.

Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân:

Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi nghề, dạy nghề phụ cho nông dân. Khi xây dựng kế hoạch cần có sự khảo sát thực tế. Các cấp chính quyền phải trực tiếp xây dựng kế hoạch và thông qua Hội đồng nhân

dân cùng cấp phê duyệt. Trong kế hoạch phải thể hiện đầy đủ các giải pháp và tiến độ thực hiện.

Hỗ trợ nông dân về vốn và đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại, nghiên cứu các loại giống cây trồng mới.

Chính sách BHXHTN đối với nông dân đặc biệt là những người từ 35 đến 50 tuổi, vì số lao động này khó có điều kiện tham gia vào thị trường lao động chính thức và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để họ bảo đảm có công việc ổn định về thu nhập, ổn định cuộc sống cho đến khi hết tuổi lao động.

Chính sách TGXH cho nông dân: cuộc sống của những nông dân đang đứng trước những nguy cơ rủi ro và đa phần đời sống còn nhiều khó khăn. Do đó cần có các chính sách, trợ cấp để giúp đỡ họ như tiếp tục triển khai các chương trình vốn vay ưu đãi đối với nông dân…

Chính sách BHYTTN: cần mở rộng tuyên truyền hơn nữa để người dân hiểu được ý nghĩa của BHYT, bên cạnh đó tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và mở rộng thêm các đối tượng được ưu đãi. Khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện công tác bảo hiểm để người dân có thể tiếp cận dễ dàng. Hướng tới mục tiêu nhà nhà tham gia bảo hiểm để mỗi người có thể nhận được sự chia sẻ của cả cộng đồng nếu không may rơi vào hoàn cảnh rủi ro về sức khỏe và ổn định được nền tài chính của gia đình.

Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: các xã, thị trấn phải tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tiến hành quy hoạch phát triển các ngành xây dựng, nông nghiệp, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống đường điện sinh hoạt, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống kênh mương nội đồng, hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt… một cách đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 88 - 91)