Tác động của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 42 - 44)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Tiêu chí đánh giá hệ thống chính sách an sinh xã hội đối vớ

1.3.1. Tác động của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông

người vượt qua những rủi ro trong cuộc sống.

1.3. Tiêu chí đánh giá hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân nông dân

1.3.1.Tác động của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân dân

Đặc trưng của ASXH đối với nông dân:

o Được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng trong nước, quốc tế và sự tự nguyện tham gia đóng góp của nông dân.

o Nông dân là những người có thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nguồn thu nhập của họ nói chung là thấp và không ổn định. Do đó, tính ổn định và sự bền vững về tài chính cho việc thực hiện ASXH còn thấp.

o ASXH đối với nông dân thuộc lĩnh vực phi chính thức nên hệ thống cơ sở pháp lý cho việc thực thi trong thực tiễn đời sống còn nhiều bất cập.

o ASXH là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, giữa những người thuộc lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác. ASXH thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong các cộng đồng dân cư. Đó chính là động lực tạo nên sự đoàn kết cả cộng đồng.

o ASXH là nhân tố ổn định và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nông dân nói riêng. Giúp đỡ những người gặp rủi ro sớm khắc phục được khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

o BHXHTN: Phần lớn nông dân chưa tham gia vào hệ thống BHXH. Từ ngày 01/01/2008 người dân mới được tạo điều kiện pháp lý để tham gia BHXHTN và được hưởng hai chế độ.

o BHYT: Thực hiện quan điểm chia sẻ, tất cả mọi người đóng góp nuôi người ốm. Nông dân có thể tham gia BHYTTN và được hưởng các chế độ khám chữa bệnh như là các đối tượng tham gia BHYTBB.

o TGXH: Là sự bảo đảm và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng về tài chính, vật chất để khắc phục điều kiện sống của những người đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn, (ví dụ, cơn bão số 9 năm 2012 vừa qua , gây thiệt hại lớn về nhà cửa, lương thực…cần có chính sách trợ giúp của Nhà nước.

o Cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản: Là chương trình của Nhà nước nhằm hỗ trợ các địa phương, tạo điều kiện xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ cho đời sống và sản xuất.

o Xóa đói giảm nghèo: Theo chuẩn nghèo năm 2011 tại khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 550.000 đồng/người/tháng (6.600.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Từ đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các vùng và các nhóm dân cư trong nước. Để thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đối với các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện và dần nâng cao đời sống của người nghèo trên cả nước và của những nông dân hiện còn đang sống tại những khu vực kém phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn.

Dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi là những đối tượng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Bản thân họ không thể tự chống đỡ với những rủi ro này. Vì vậy, phát triển hệ thống ASXH nông thôn cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản và thiết yếu là phổ cập, bảo đảm cho mọi người dân đều có quyền tham gia và hưởng lợi, chia sẻ, công bằng xã hội và nâng cao trách nhiệm cá nhân.

Nhìn chung, cư dân nông thôn là một đối tượng yếu thế nhất trong xã hội mà chính sách ASXH cần phải quan tâm. Phải hiểu rõ hơn về nhóm đối tượng đông đảo này thì chính sách của chúng ta mới có hiệu quả. Sự yếu thế của họ không chỉ ở đời sống vật chất, tinh thần của nông dân hiện nay còn nhiều khó khăn, sự thiếu thốn, nghèo túng và bởi những hạn chế, khuyết điểm trong công tác thực hiện chính sách của các cấp chính quyền, mà còn bởi vì họ là những

người đã từng tham gia cống hiến và hy sinh cho công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Họ đã và đang phải gánh chịu những hậu quả mà chiến tranh để lại, không những thế có những gia đình mà thế hệ con cháu của họ cũng đang phải chịu những di chứng tàn ác của chiến tranh dù nó đã kết thúc mấy chục năm, thực sự những khó khăn đó còn dai dẳng và nặng nề.

Không ai khác, nông dân chính là người chủ và là người được hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả mà quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Những rủi ro đối với nông dân từ tự nhiên và xã hội còn rất nhiều và mỗi nông dân đều đã và đang cố gắng để vượt qua những khó khăn đó. Vì thế đừng để nông dân lại trở thành những nạn nhân của rủi ro từ những chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)