Vận động nông dân tích cực tham gia vào hệ thống an sinh xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hộ

3.1.5. Vận động nông dân tích cực tham gia vào hệ thống an sinh xã

Phát huy được sức mạnh đoàn kết là phát huy được một trong những truyền thống quý báu của dân tộc, gắn liền với truyền thống yêu nước, thương người, gắn bó cố kết cộng đồng, tương thân tương ái, đạo lý và tình nghĩa của nhân dân ta. Đây là những giá trị tinh thần thuộc về bản sắc văn hóa Việt Nam.

Người dân vừa là đối tượng, mục tiêu của công tác vận động, tuyên truyền của các chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra, nhằm phục vụ dân. Nhân dân còn là chủ thể của công tác tuyên truyền, hoạt động tuyên truyền, bởi nhân dân cũng làm tuyên truyền.

Nhân dân là những người trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mà các chính sách ASXH mang lại, do đó cần cho người dân thấy rõ được điều đó, có như thế họ mới tích cực tham gia các chương trình vừa vì mục tiêu chung và cũng mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ.

Để có được sự hăng hái nhiệt tình từ phía người dân, những chính sách của Đảng và Nhà nước phải thuận với lòng dân, luôn đứng về phía người dân; mọi việc lớn, nhỏ, trước mắt cũng như lâu dài mà Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức làm đều chỉ vì dân. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét lại các quyết sách đã có, các chính sách hiện hành, các giải pháp đang thực hiện, để nhanh chóng phát hiện ra những bất cập, yếu kém, lạc hậu để sửa chữa, điều chỉnh cho kịp thời. Vì sự tín nhiệm mà quần chúng nhân dân dành cho Đảng và Nhà nước được tạo ra từ chính hiệu quả, tác dụng của các chính sách đối với sự ổn định tích cực, lành mạnh để phát triển xã hội. Không chỉ là những văn bản pháp lý khó hiểu và xa rời, các chính sách ASXH cần được thể hiện bằng những việc làm và hành động thực tế để bảo vệ dân, chăm lo cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của dân và phát triển được sức dân trong một môi trường kinh tế-xã hội công bằng, dân chủ, minh bạch. Có dân chủ mới phát huy được lòng hăng hái, mới nảy nở nhiều sáng kiến, mới thúc đẩy sự sáng tạo vượt khó. Có nhân dân tin tưởng, nhân dân giúp đỡ, nhân dân ủng hộ, nhân dân bảo vệ, lại được nhân dân yêu mến thì mọi khó khăn đều vượt qua được.

Trước hết cần phải khắc phục tính hình thức, phù phiếm, sự quan liêu hành chính của các cơ quan thực hiện chính sách. Đồng thời đội ngũ cán bộ phải hiểu dân, tin dân, sự kiên trì đoàn kết, vận động người dân cùng tham gia thực hiện các chính sách ASXH đồng thời phải nêu cao sự gương mẫu trong công việc đối với đội ngũ cán bộ để người dân noi theo.

Trong công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động vận động, tuyên truyền cũng cần có sự đổi mới về nội dung, phương thức cũng như phương pháp và phong cách làm tuyên truyền của các cơ quan từ trung ương tới địa phương.

Nói cho cùng vẫn chỉ là làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân. Có trách nhiệm cao nhất đối với dân, có niềm tin đặt vào dân, có hành động thực sự vì dân, nói ít làm nhiều, chủ yếu là hành động, nhất quán giữa nói và làm ở những người lãnh đạo, quản lý, cầm quyền, ở một đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức thì sẽ làm tốt được công tác vận động, tuyên truyền tới người dân về các chính sách ASXH để người dân hiểu rõ lợi ích của các chương trình đó và tích cực tham gia một cách chủ động nhất.

Công tác tuyên truyền là công tác xã hội, dựa vào sức mạnh của toàn dân, làm những việc cần làm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là các công việc thực tế hằng ngày, cùng làm với dân, bày vẽ cách làm cho dân, và làm tất cả những gì có thể làm được vì dân. “Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” là khẩu hiệu hành động mà cũng là tuyên ngôn, là thông điệp của dân vận và công tác vận động, tuyên truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 100 - 102)