9. Kết cấu của Luận văn
1.3. Tiêu chí đánh giá hệ thống chính sách an sinh xã hội đối vớ
1.3.2. Mức độ bao phủ của hệ thống chính sách an sinh xã hội đố
với nông dân hiện nay
Sau gần 20 năm thực hiện, tính đến ngày 01/2012, đã có 55,9 triệu người, bằng 63,7% dân số có bảo hiểm y tế, trong đó nhóm có tỷ lệ tham gia đạt 100% là hành chính sự nghiệp, hưu trí; và nhóm có tỷ lệ tham gia cao là người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên, số đối tượng là nông dân tham gia còn rất hạn chế. Nó trở thành một trong những nguồn tài chính y tế quan trọng. Tỷ lệ tham gia BHYT giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch rõ rệt. Theo số liệu năm 2010 của BHXH Việt nam, tỷ lệ bao phủ của BHYT dao động khá lớn giữa các tỉnh, thấp nhất là 29% và cao nhất là 96,8%. [ 87]
Hiện nay, tại khu vực nông thôn ngoài những đối tượng được cấp thẻ BHYT người nghèo, diện chính sách và những người thuộc diện BHYTBB khác, số người tham gia BHYTTN chiếm tỷ lệ rất thấp. Cũng theo điều tra y tế quốc gia năm 2001 – 2002, tỷ lệ người từ 6 tuổi trở lên có BHYT tại khu vực nông thôn chỉ chiếm 14,8%, trong đó nhóm BHYT học sinh chiếm 6,2%, nhóm đối tượng chính sách và bắt buộc chiếm 6,4%, BHYT người nghèo là 1,7% còn lại là diện tham gia BHYTTN chỉ chiếm có 0,3%. [77]
Các chính sách trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất được thực hiện rộng hơn cả về quy mô và đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày
càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỉ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỉ đồng cho hơn 1,6 triệu người (năm 2010). Hằng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỉ đồng và hàng chục nghìn tấn lương thực, thuốc men, chủ yếu để trợ giúp khắc phục thiên tai.
Các phong trào “Tương thân, tương ái”, “Quỹ vì người nghèo“, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được tổ chức thường xuyên và thu hút sự hưởng ứng của nhiều lực lượng xã hội, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao ASXH cho mọi người, nhất là những người nghèo, vùng nghèo.
Đối tượng được TGXH thường xuyên từng bước được mở rộng, ước tính năm 2010 có trên 1.120 nghìn người, trong đó: nhóm người già (từ 85 tuổi trở lên) không có lương hưu và trợ cấp BHXH chiếm 43,1%. Nhóm người khuyết tật chiếm 24,5%, người già cô đơn chiếm 9,6%, người tâm thần khoảng 8,6%, người đơn thân nuôi con nhỏ khoảng 7,6%, trẻ em mồ côi 5% và các đối tượng khác.
Cũng trong gần 30 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả khả quan và có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh – quốc phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Số hộ nghèo giảm từ 29% năm 2002 xuống còn 9,5% năm 2011, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ. Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.
Chính nhờ những thành tựu đó mà đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Mới đây là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bằng các chương trình khuyến nông, ngành nông nghiệp tại các địa phương đã và đang triển khai xây dựng các mô hình tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất; qua đó, giúp nhiều địa phương tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Với chủ trương kết hợp 4 nhà: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông và Doanh nghiệp thì chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn tại một số địa phương đã giúp nông dân có thêm vốn, kỹ thuật,
kinh nghiệm, thị trường... để phát triển vùng chuyên canh, đồng thời kết hợp nhiều hình thức đa dạng hóa sản xuất, các mô hình khuyến nông bước đầu mang lại hiệu quả cao, mức thu nhập của nông dân đang được cải thiện đáng kể.
Chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay, bởi vì không thể có một nông thôn mới, một nước có nền công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động nông dân không có tay nghề vững vàng. Chính vì lẽ trên, ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được triển khai ở nhiều nơi. Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tháng 10 năm 2008, Chính phủ đã ra nghị quyết ban hành chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho nông dân.
Qua thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động chuyên canh ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Trung du miền núi cho thấy kỹ năng nghề của nông dân được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập của người lao động tăng lên rõ rệt. Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác tham gia các khóa đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn.
Các chương trình, dự án về nhà ở và đất sản xuất, nước sạch và vệ sinh môi trường, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa, đường giao thông, tư vấn và trợ giúp pháp lý đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và hỗ trợ có hiệu quả để dân cư nông thôn, đặc biệt là các vùng nông thôn khó khăn, các huyện nghèo. Trong 5 năm qua, ước tính có khoảng 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm.