9. Kết cấu của Luận văn
2.1. Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trên
2.1.1. Khái quát về huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Điều kiện tự nhiên
Nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, khu vực Ba Vì có nhiều tiềm năng đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế là trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đô thị, phát triển du lịch,... Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng. Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10; Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3.
Từ khi Hà Nội được mở rộng lần gần đây nhất (2008), quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội. Không nằm ngoài
xu thế đó, khu vực Ba Vì cũng đứng trước những thay đổi căn bản về điều kiện tài nguyên môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Hướng phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Ba Vì trong tổng thể định hướng quy hoạch không gian thành phố Hà Nội đã được xác định: đô thị vệ tinh Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; huyện Ba Vì nằm trong vành đai cây xanh gắn với các công viên sinh thái quy mô lớn, phát triển các vùng rau, hoa cây cảnh cao cấp, thực phẩm sạch; thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì được xác định là mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp của thủ đô Hà Nội. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu cơ bản để đánh giá, xác định các giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phục vụ cho việc thực hiện các định hướng đã được đặt ra.
Tình hình đô thị hóa tại Ba vì:
Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật; là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Đô thị hóa góp phần đấy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn, nâng cao đời sống nhân dân, tuy nhiên nó cũng phát sinh nhiều vẫn đề cần được giả quyết như vấn đề việc làm đối với người nông dân bị thu hồi đất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân… những vấn đề đó thường gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải quyết.
Hệ thống cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa trong phạm vi lãnh thổ khu vực Ba Vì hàm chứa các giá trị sinh thái - kinh tế - văn hóa - xã hội đặc sắc,... nhưng hiện đang bị đe dọa hủy hoại bởi các tác động tiêu cực nảy sinh trong tiến trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội mở rộng. Gắn kết bảo vệ, phát triển cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hóa làm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được xác định là định hướng phát triển bền vững lãnh thổ này trong bối cảnh đô thị hóa.
Quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hệ thống kinh tế vùng nông thôn ngoại thành. Thúc đẩy đầu tu xây dựng các tuyến đường từ liên thôn, liên xã, liên huyện nên thuận lợi cho phát triển sản
xuất và lưu thông hàng hóa, phát triển nhanh mạng lưới điện, nguồn nước sạch cũng đa được quan tâm đầu tư.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn những vẫn đề đang cần được giải quyết. Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Vốn đầu tư cho công trình hạ tầng của nông thôn hầu hết là từ ngân sách, việc huy động vốn của các thành phần kinh tế còn bị hạn chế. Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, các làng nghề truyền thống chưa được chú trọng đúng mức, hệ thống hạ tầng kinh tế đô thị còn lạc hậu.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2005-2010). Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế đạt 16%. [21, tr. 2]
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu có sự khác nhau ở từng địa phương, thể hiện ở cơ cấu các ngành kinh tế. Năm 2012, kinh tế huyện Ba Vì có cơ cấu kinh tế: nhóm ngành dịch vụ - du lịch chiếm 49,1%, nhóm ngành nông lâm nghiệp chiếm 36,6% (trong đó trồng trọt chiếm 52,9%, chăn nuôi chiếm 49,1% cơ cấu nội bộ ngành); nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 14,3%.
Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750 tấn/năm. [21, tr. 2]
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả. [21, tr. 2]
Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch. [21, tr. 3]
Chính sách xã hội: các chính sách tạo việc làm trên địa bàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động, nông dân được phổ biến và tuyên truyền những kiến thức về chăn nuôi và trồng trọt; sự nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, thể dục thể thao tiếp tục phát triển. [21, tr. 3]
Sản xuất nông nghiệp đang đứng trước những khó khăn hết sức nan giải: trung bình diện tích đất sản xuất trên đầu người thấp và đang có xu hướng giảm dần. Quy hoạch phát triển nông nghiệp bị thay đổi và chưa được điều chỉnh kịp thời. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được Nhà nước quan tâm nhưng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chậm chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, vấn đề đô thị hóa dẫn tới quá trình thu hồi đất để xây dựng những công trình kinh tế đang khiến cho nông dân dần mất đất sản xuất, bên cạnh đó là số lượng người thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng, tệ nạn xã hội xuất hiện ở các khu vực nông thôn ngày càng nhiều báo động một sự bất ổn về an toàn trật tự tại nhiều vùng nông thôn.
Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, đời sống của người dân còn thấp, theo số liệu thống kê năm 2011 cho thấy, toàn huyện có 7.133 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,71% tổng số hộ dân cư Cụ thể như sau:
Có 13 xã có tỷ lệ nghèo dưới 10% gồm, Cổ Đô 4,87%; Thuần Mỹ 6,38%; Phú Đông 6,51%; Đồng Thái 6,88%; Phú Cường 6,98%; Cẩm Lĩnh 7,07%; Vật Lại 8,11%; Tản Lĩnh 8,13%; Phú Châu 8,40%; Phú Phương 9,43%; Ba Trại 9,49%; Châu Sơn 9,56%; Sơn Đà 9,58%. [22, tr. 4]
Tuy nhiên, có 6 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo trên 15%: Minh Châu 15,64%; Phú Sơn 18,3%; Thái Hòa 19,11%; Khánh Thượng 19,16%; Tiên Phong 19,78%; TT. Tây Đằng 19,80%. Đặc biệt còn xã Ba Vì có tỷ lệ hộ nghèo 47,55%. Toàn huyện có 4.097 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,73 % số hộ dân. [22, tr. 4]