Những thuận lợi và khó khăn để phát triển hệ thống chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 80 - 82)

2.3.1 .Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển hệ thống chính

sách an sinh xã hội trong những năm tiếp theo

Thuận lợi:

Xét về bản chất, hoạt động thực hiện các chính sách ASXH có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bằng những hoạt động cụ thể và thiết thực, qua đó trực tiếp khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong toàn dân tộc và cả các quốc gia khác trên toàn thế giới. Cũng chính nhờ sự tương trợ và giúp đỡ không nhỏ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế mà công tác ASXH của chúng ta đạt được những kết quả như ngày hôm nay, đó chính là sự gắn kết của toàn nhân loại. Tinh thần đoàn kết toàn cộng đồng, tương thân tương ái là những nét đẹp mà mỗi chúng ta luôn trân trọng và gìn giữ trong quá trình phát triển, và cũng chính nhờ vào những phẩm chất tốt đẹp này đã tạo nên sức mạnh của toàn cộng đồng, giúp những người kém may mắn vượt qua rủi ro, hoạn nạn và vươn lên trong cuộc sống.

Từ những ý nghĩa tích cực của ASXH mà mỗi quốc gia, mỗi chính phủ đang ngày càng quan tâm hơn tới việc hoàn thiện hệ thống ASXH của mình. Chính điều đó đã khích lệ người dân tích cực tham gia hưởng ứng các chương trình, tạo nên một tinh thần đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh toàn dân để cùng nhau chia sẻ rủi ro giúp nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Khó khăn:

Đời sống của nông dân hiện nay đã khá hơn trước đây, nhưng khả năng về tài chính để tham gia vào hệ thống ASXH quốc gia còn là một thách thức.

Bởi vì nông dân thuộc lĩnh vực phi chính thức, thu nhập chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó, nền sản xuất nông nghiệp còn khá lạc hậu chưa được sử dụng nhiều khoa học kỹ thuật hiện đại, mặt khác còn chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên. Do đó nông dân có thu nhập rất bấp bênh, nếu được mùa thì giá thành sản phẩm lại thấp, còn mất mùa thì lại thua lỗ và đói kém. Do đó đa phần họ chưa có đủ điều kiện để chủ động tham gia vào hệ thống ASXH.

Cho tới nay, công tác bảo đảm ASXH ở nước ta còn nhiều bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, những người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền có xu hướng gia tăng. Thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, ở các vùng đô thị hóa, thất nghiệp ở thành thị còn nhiều.

Nguồn lực thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Khả năng cân đối sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức (quỹ BHXH đang có sự báo động về chi) yêu cầu về ASXH thì ngày càng tăng trong khi các nguồn lực thì hạn chế mở rộng. Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH còn hạn chế như y tế, giáo dục, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và mức sống đang được tăng lên của người dân. Năng lực tổ chức thực hiện, công tác quản lý các chương trình ASXH còn hạn chế…

Những hạn chế hiện tại đặt ra những thách thức lớn đối với chúng ta, do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh chính sách để vượt qua một số khó khăn như:

1. Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nhiều vấn đề ASXH bức xúc mới phát sinh chưa được giải quyết. Hệ thống cơ sở pháp lý về ASXH chưa theo kịp những đòi hỏi hiện tại.

2. Các nguy cơ rủi ro kinh tế - xã hội ngày càng nhiều và khó lường. Trong khi các nguồn lực của chúng ta chưa đủ mạnh để chủ động trong việc bảo đảm ASXH cho đông đảo dân cư.

3. Những áp lực về y tế, BHXH, các dịch vụ chăm sóc xã hội đối với người cao tuổi.

4. Chưa có sự cân đối giữa đóng và hưởng BHXH, mức độ bền vững tài chính, sự liên kết giữa các chế độ, chính sách còn nhiều vấn đề.

5. Rủi ro trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp, khó lường trước.

6. Sự phân hóa ngày càng nhanh trong nền kinh tế thị trường khiến cho những người yếu thế càng khó khăn hơn trong việc phòng ngừa và khắc phục rủi ro.

Để khắc phục được những khó khăn trên, đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách ASXH đa tầng, đa lớp, linh hoạt và đủ khả năng thực hiện mục tiêu ASXH mà Đại hội Đảng XI đã đề ra: “ Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Xoá nhà ở đơn sơ, tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân” [50, tr. 37]. Do đó cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống ASXH vững mạnh để có thể đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với nông dân trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện ba vì, thành phố hà nội) (Trang 80 - 82)