Lỗi sử dụng từ của văn nói: Đây là lỗi được phát hiện khá nhiều trong quá trình khảo sát văn bản thuộc hệ thống văn bản phục vụ hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuẩn hóa hệ thống văn bản phục vụ hoạt động đào tạo của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 73 - 74)

trong quá trình khảo sát văn bản thuộc hệ thống văn bản phục vụ hoạt động đào tạo của Trường ĐHKHXH&NV.

Ví dụ 1: Tại Công văn số 1235/XHNV-ĐT, ngày 03/6/2013 về việc

chấm thi học kỳ II, năm học 2013-2014 có câu “Trường hợp khơng thực hiện

đúng lịch chấm thi vì lý do khách quan đơn vị thống nhất cùng phòng Đào tạo

để điều chỉnh nhưng không vượt quá ngày 15/7/2013”. Thực chất từ “khơng

vượt q ngày 15/7/2013” có nghĩa là muộn nhất đến ngày 15/7/2013 các đơn

vị phải thực hiện xong việc chấm thi. Sử dụng từ “vượt quá” trong trường hợp này là đã phạm vào lỗi dùng văn nói trong văn bản, làm câu văn trở nên cứng nhắc, không phù hợp với cách dùng từ trong văn bản hành chính. Câu văn này, cịn mắc phải lỗi về việc sử dụng dấu câu. Thay vì viết một câu liền mạch, không dấu như “Trường hợp không thực hiện đúng lịch chấm thi vì lý

do khách quan đơn vị thống nhất…” thì nên sử dụng dấu (,) trong câu, viết là “Trường hợp không thực hiện đúng lịch chấm thi vì lý do khách quan, đơn vị thống nhất…”.

Ví dụ 2: Cơng văn số 1907/XHNV-SĐH, ngày 26/8/2013 về việc chuẩn bị cho công tác tuyển sinh SĐH năm 2013 gửi Trường Đại học Tây Ngun có câu “Để cơng tác tổ chức thi được tiến hành nghiêm túc và có kết

quả, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN kính đề nghị Quí Trường giúp đỡ.”.

Rõ ràng, từ “giúp đỡ” được sử dụng ở đây không phù hợp trong văn cảnh của công văn này. Thay bằng từ “giúp đỡ”, người soạn thảo văn bản có thể sử

dụng từ “phối hợp”. Ngoài ra, câu văn này cũng chưa hoàn chỉnh về mặt ý

nghĩa. Bởi, nội dung cần giúp đỡ chưa được thể hiện trong câu văn trên.

Thực tế cho thấy, lỗi sử dụng văn nói trong hệ thống văn bản đào tạo xảy ra khá nhiều. Điều này không ảnh hưởng đến thông tin trong văn bản song lại làm giảm tính trang trọng, lịch sự của văn bản, đặc biệt là đối với một cơ sở giáo dục đại học hàng đầu về ngôn ngữ ở Việt Nam như Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Do đó, lỗi này cần được khắc phục triệt để trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuẩn hóa hệ thống văn bản phục vụ hoạt động đào tạo của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)