Về khái niệm NL, NLGQVĐ của học sinh trong học toán THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho học sinh lớp 11 tỉnh Sơn La (Trang 26 - 28)

Phần I MỞ ĐẦU

Phần III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm

1.1.3 Về khái niệm NL, NLGQVĐ của học sinh trong học toán THPT

Ngày nay, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong các văn bản chỉ đạo, tài liệu tập huấn… thƣờng nhắc nhiều đến cụm từ “năng lực”. Trong giáo dục, dạy học theo định hƣớng phát triển NL là một xu thế phổ biến của lí luận dạy học hiện đại. Vậy, chúng ta hiểu NL là gì?

Trong cuốnTừ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê định nghĩa “NL là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”.

Theo Kompetenz nach Weinert, “NL là những khả năng và kĩ năng, kĩ xảo, nhận thức sẵn có ở các cá nhân hay do học được để giải quyết những vấn đề nhất định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, ý chí và xã hội gắn với đó để có thể sử dụng thành cơng và có trách nhiệm các giải pháp vấn đề trong những tình huống thay đổi” . Theo Kompetenzbegiff : “NL là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”.

Tác giả Hoàng Phê trong “Từ điển tiếng Việt” lại định nghĩa “Năng lực là khả

năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”

hoặc “NL là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành

một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao" [369;1130].

Từ góc độ tâm lý, tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa NL: “Năng lực là tổ hợp

những thuộc tính độc đáo của cá nhân,phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hồn thànhcó kết quả hoạt động ấy”[31;

175] hoặc “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân,

đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định, người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau "[18; 523]. Tác

giả Lâm Quang Thiệp [30, tr.107], cho rằng: “Thật ra NL nào đó của một con ngƣời thƣờng là tổng hịa của KT, KN, tình cảm - thái độ đƣợc thể hiện trong một hành động và tình huống cụ thể”.

Nhƣ vậy,theo chúng tơi NL là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống.

Năng lực học tập của học sinh Trung học phổ thông

F.E. Weinert (dẫn theo [87, tr.19]) cho rằng “NL của HS là sự kết hợp hợp lí

KT, KN và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các VĐ”. Theo tác giả, NL gồm các nhóm:

NL chun mơn; NL phƣơng pháp; NL xã hội; NL cá thể.

NL gồm các yếu tố: vốn KT, KN, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này; đƣợc “thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm,...)”. NL của HS “đƣợc hình thành, phát triển ở trong và ngồi nhà trƣờng. Nhà trƣờng đƣợcc coi là môi trƣờng giáo dục chính thống giúp HS hình thành những NL chủ chốt, cần thiết, song đó khơng phải là nơi duy nhất”.

Tác giả Lƣơng Việt Thái và các cộng sự, quan niệm: NL cần đạt của HS phổ

thông là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị cơ bản được cá nhân thể hiện thơng qua các HĐ có kết quả. Hay cụ thể hơn, đó là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức KT, KN cơ bản với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của HĐ trong bối cảnh nhất định.

Từ khái niệm “năng lực” và các quan niệm kể trên, chúng tôi cho rằng: Năng lực học tập của học sinh phổ thơng là tổ hợp đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh thể hiện trong hoạt động học tập đáp ứng yêu cầu của một nhiệm vụ học tập đặt ra.

NL GQVĐ của HS là một trong những NL cụ thể thuộc nhóm NL nhận thức. Tác giả Nguyễn Thị Lan Phƣơng [ 27, tr.33]: “Cơ chế của sự phát triển nhận thức

là tuân theo quy luật lượng đổi thì chất đổi và ngược lại, trong đó lượng chính là số lượng những VĐ được lĩnh hội theo kiểu GQVĐ, chất chính là NL giải quyết các VĐ nảy sinh trong quá trình học tập, trong HĐ thực tiễn”. Tuy nhiên, chƣa có

định nghĩa nào về NL GQVĐ của HS có đƣợc đƣợc sự thống nhất cao. Do có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận văn nên chúng tôi quan tâm đến quan điểm của các tác giả sau:

Từ Đức Thảo [28, tr.32], cho rằng: Nhóm năng lực GQVĐ trong học Hình học bao gồm:

- NL sử dụng ngơn ngữ, kí hiệu, vẽ hình, “đọc” hìnhvẽ; -NL tính tốn, NL suy luận và chứngminh;

-NL hệ thống hoá vấn đề;

-NL qui kết quả GQVĐ đúng tình huống, đúng giới hạn VĐ; -NL sửa chữa sai lầm.

-NL chuyển đổi ngôn ngữ bài tốn trong nội tại Hình học cũng nhƣ từ các bài tốn Đại số, Giải tích, Lƣợng giác,… về bài tốn Hình học và ngƣợc lại để giúp cho việc GQVĐ đƣợc thuận lợi hơn, đa dạng hơn.

Từ góc độ nghiên cứu ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH tốn THPT theo hƣớng tiếp cận q trình GQVĐ với nền tảng là KT, KN và qua các ý kiến vừa nêu, chúng tôi quan niệm: Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong học toán là tổ

hợp các năng lực được bộc lộ qua các hoạt động trong quá trình giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho học sinh lớp 11 tỉnh Sơn La (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)