Phần I MỞ ĐẦU
Phần III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.7 Cơ sở thực tiễn
1.7.3 Nguyên nhân của thực trạng
Qua tìm hiểu thực trạng, chúng tôi thấy việc tổ chức KT, ĐG theo định hƣớng ĐG NL của HS ở các trƣờng THPT tỉnh Sơn La chƣa đạt hiệu quả cao, chƣa phát
Lựa chọn phương án “Củng cố và ôn tập lại kiến thức đã học”
triển NL ngƣời học, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục của thời đại. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, do GV chƣa hiểu rõ lí luận tổ chức KT, ĐG theo hƣớng ĐG NL: “Đánh giá để làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở HS”… Do đó đa số GV chƣa nắm rõ tầm quan trọng, ý nghĩ của việc phát triển các NL chung cũng nhƣ các NL chuyên biệt, trong đó có NL GQVĐ toán học cho HS dẫn đến KT, ĐG trên lớp chỉ nhằm mục đích cho điểm và xếp loại HS, không tạo ra sự phát triển, nâng cao NL ngƣời học.
Thứ hai, Sơn La là một tỉnh miền núi, điều kiện cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn, vì vậy, khó có thể áp dụng các phƣơng pháp KT, ĐG mới, hiện đại, nhất là ở các trƣờng huyện vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, phƣơng pháp KT, ĐG HS ở hầu hết các trƣờng THPT ở tỉnh Sơn La hiện nay chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy với hai hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. NL mà HS đƣợc đánh giá với phƣơng pháp này chủ yếu là NL trình bày, diễn đạt, lập luận…
Thứ ba, trong quá trình tổ chức KT, ĐG có thể GV đã và đang tiếp cận với việc đổi mới KT, ĐG nhƣng do chƣa có một thang đo ĐG NL cho HS nên GV còn lúng túng, chƣa rõ làm nhƣ thế nào để KT, ĐG đƣợc NL của HS. Đồng thời GV cũng chƣa đƣợc tập huấn để hiểu rõ về các biện pháp và các kĩ thuật KT, ĐG nhằm phát triển NL cho HS.
Bên cạnh đó do tính ỷ lại, ngại đổi mới của một bộ phận GV, cán bộ quản lí giáo dục. Xƣa nay, phần lớn các GV đã quen với cách KT, ĐG theo định hƣớng nội dung, chú trọng vào KT kiến thức. Do đó, để thay đổi cách làm đã trở thành “lối mòn”, quen thuộc của họ là điều không dễ làm nếu không đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng, đào tạo thƣờng xuyên.
Thứ tư, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới tất cả các khâu của QTDH trong đó có KT, ĐG, song chƣa toàn diện, chƣa đồng bộ. KT, ĐG vẫn còn mang tính áp đặt, không linh hoạt, giảm khả năng sáng tạo của HS. Cả GV và HS chƣa thực sự đƣợc chủ động trong KT, ĐG. Nhìn chung, việc tổ chức KT, ĐG chủ yếu theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lí cấp trên và còn nặng nề căn bệnh thành tích trong giáo dục, do đó, chất lƣợng các bài KT, ĐG chƣa cao và chƣa thực sự hiệu
quả.
Thứ năm, do cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đổi mới PPDH nói chung và hoạt động KT, ĐG nói riêng chƣa khuyến khích đƣợc sự tích cực đổi mới PPDH, KT, ĐG của GV. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới PPDH, KT, ĐG ở trƣờng THPT chƣa đánh giá đƣợc đúng mức NL học tập của HS.
Thứ sáu, do điều kiện giảng dạy và học tập của cả GV và HS ở nhiều nơi còn khó khăn (đặc biệt là các trƣờng vùng 3), nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH, KT, ĐG trong nhà trƣờng nhƣ: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chƣa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các PPDH, hình thức KT, ĐG hiện đại, dẫn đến việc không đánh giá đƣợc đầy đủ NL của HS.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản, điển hình làm cho việc tổ chức kiểm tra theo hƣớng đánh giá NL học tập của HS ở tỉnh Sơn La chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tìm hiểu những nguyên nhân này giúp chúng ta đƣa ra các biện pháp phù hợp để việc KT, ĐG kết quả học tập của HS theo tinh thần đổi mới thực sự hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Chƣơng 1, trình bày các kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận ĐG NL GQVĐ. Luận văn đã nêu lên các quan niệm về KT, ĐG, NL, NL GQVĐ và ĐG NL GQVĐ và một số khái niệm khác.
Luận văn làm rõ khái niệm thang đo năng lực, đƣa ra một số hoạt động trong dạy học toán giúp học sinh bộc lộ NL GQVĐ và xác định các thành tố của NL GQVĐ trong dạy học toán THPT.
Chúng tôi nghiên cứu việc thực hiện KT, ĐG nhằm phát triển NL GQVĐ của HS hiện nay trong giáo dục của một số quốc gia và khảo sát thực trạng về KT, ĐG nhằm phát triển NL của học sinh phổ thông ở một số nhà trƣờng phổ thông ở tỉnh Sơn La hiện nay.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn về KT, ĐG nhằm phát triển NL của HS trong chƣơng này mà đề xuất phương án tổ chức KT, ĐG theo định hướng phát triển NL GQVĐ toán học trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho HS lớp 11 tỉnh Sơn La.
CHƢƠNG II
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP – XÁC SUẤT CHO HỌC SINH LỚP 11 TỈNH SƠN LA