Những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc tổ chức kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho học sinh lớp 11 tỉnh Sơn La (Trang 64 - 65)

Phần I MỞ ĐẦU

Phần III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc tổ chức kiểm tra, đánh giá

định hƣớng phát triển năng lực của học sinh

Việc KT, ĐG kết quả học tập của HS muốn đem lại hiệu quả cao thì phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Đảm bảo tính toàn diện: Đảm bảo về khối lƣợng và chất lƣợng chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, vận dụng; về kết quả phát triển NL hoạt động trí tuệ, tƣ duy sáng tạo, ý thức, thái độ… trong đó chú ý ĐG cả nội dung và hình thức, lí thuyết cũng nhƣ thực hành. Song, muốn đảm bảo đƣợc tính toàn diện phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

Một là, Trong KT, ĐG phải đánh giá đƣợc các NL khác nhau (bao gồm NL chung và NL chuyên biệt) của HS, đánh giá NL từ bậc thấp đến NL bậc cao.

Hai là, nội dung KT, ĐG cần bao quát đƣợc các trọng tâm của chƣơng trình.

Ba là, muốn ĐG các NL khác nhau của HS thì nhất thiết công cụ ĐG cần đa dạng.

Bốn là, các câu hỏi, bài tập hoặc HĐ ĐG không chỉ ĐG KT, KN mà còn ĐG với các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng nhƣ những kỹ năng xã hội.

* Đảm bảo tính công khai: Việc tổ chức KT, ĐG phải đƣợc tiến hành công khai, minh bạch. Do vậy, các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần đƣợc công bố đến HS trƣớc họ thực hiện.

Mặt khác, sau khi tiến hành KT, ĐG kết quả phải đƣợc công bố công khai, kịp thời để mỗi HS có thể tự ĐG, xếp hạng trong học tập, để tập thể HS hiểu biết, học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động KT, ĐG trong nhà trƣờng khách quan và công bằng hơn.

NL của ngƣời học một cách bền vững, cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Công cụ ĐG tạo điều kiện cho HS khai thác, vận dụng các KT, KN liên môn. - Phƣơng pháp và công cụ ĐG góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của HS trong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển kỹ năng.

- Đánh giá hƣớng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của HS cũng nhƣ góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong HS.

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho học sinh lớp 11 tỉnh Sơn La (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)