Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho học sinh lớp 11 tỉnh Sơn La (Trang 46 - 47)

Phần I MỞ ĐẦU

Phần III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát

triển năng lực của học sinh

Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh “muốn đổi mới căn bản toàn diện

chương trình, sách giáo khoa phổ thơng từ năm 2015 theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mắt xích cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh” [14; 34].

KT, ĐG là bộ phận khơng thể tách rời của QTDH, bởi vì, ngƣời GV trƣớc khi tiến hành hoạt động dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và PPDH cũng nhƣ các phƣơng tiện, kĩ thuật giúp cho quá trình tổ chức dạy học đạt hiệu quả. Song muốn biết chất lƣợng dạy và học có hiệu quả hay khơng, GV phải thu thập thơng tin phản hồi từ phía HS để xem xét, đánh giá và qua đó điều chỉnh phƣơng pháp, kĩ thuật dạy của mình và giúp HS điều chỉnh phƣơng pháp học. Vì vậy, có thể nói, KT, ĐG là động lực thúc đẩy sự đổi mới của QTr dạy và học.

Theo GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, trong tập huấn Modul 1 về chƣơng trình sách giáo khoa 2018: “Chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới KT, ĐG chuyển từ

định hướng nội dung sang định hướng phát triển NL người học. KT, ĐG theo hướng phát triển NL thành cơng sẽ có tác dụng ni dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, nó cịn góp phần đào tạo ra được những con người có đầy đủ những phẩm chất, NL, phát triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”.

KT, ĐG KQHT của HS có ý nghĩa quan trọng trên cả ba mặt KT, KN, TĐ đối với cả GV, HS và các cấp quản lí giáo dục.

- Đối với GV: KT, ĐG là công cụ để đo kết quả dạy học của chính bản thân

mỗi GV, giúp GV đánh giá chính xác kết quả học tập, NL của HS ở từng giai đoạn học tập khác nhau. Trên cơ sở đó, GV tự điều chỉnh hoạt động của mình sao cho nó diễn ra một cách hợp quy luật và mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn.

- Đối với HS: Ý nghĩa của KT, ĐG thể hiện trên ba mặt:

Về kiến thức: KT, ĐG theo định hƣớng phát triển NL không chỉ giúp HS củng cố, mở rộng, bổ sung, đào sâu và hồn thiện vốn tri thức mà cịn làm sáng tỏ mức độ đạt đƣợc hay chƣa đạt đƣợc về mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, NL đối với chƣơng trình.

Về mặt thái độ, KT, ĐG theo hƣớng phát triển NL có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, phẩm chất của HS. Nó tạo nên ở HS lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hình thành cho các em thói quen làm việc độc lập, tự chủ - một trong những phẩm chất quan trọng của ngƣời cơng dân tồn cầu.

Về mặt kỹ năng: Theo Phan Anh Tài: “KT,ĐG cịn góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn như rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ, lược đồ, kỹ năng khai thác dữ kiện từ đồ thị, kĩ năng GQVĐ qua các bài toán”…

- Đối với cấp quản lí giáo dục: Các thơng tin khai thác đƣợc từ kết quả KT,

ĐG giúp họ giám sát q trình giáo dục, phát hiện các VĐ, có các quyết định kịp thời điều chỉnh nội dung, cách thức và điều kiện đạt mục tiêu. Do đó, KT, ĐG có tác dụng thúc đẩy QTDH phát triển khơng ngừng.

Nhƣ N.V.Savin đã nhận xét “KT, ĐG là phương tiện quan trọng không những giúp cho giáo viên loại trừ những thiếu sót, những lỗ hổng” trong tri thức của học sinh, ngăn ngừa sự lãng quên… mà còn là phương tiện quan trọng để học sinh nắm trí thức vứng chắc hơn, chuẩn bị một cách tốt nhất cho các em bước vào cuộc sống và học tập sau này”. Do đó, KT, ĐG kiến thức, kĩ năng vận dụng là một

khâu quan trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học trong dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất cho học sinh lớp 11 tỉnh Sơn La (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)