chung, Nhà nƣớc Việt Nam nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Với tư cách là bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, nhà nước có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các học giả, các nhà khoa học xã hội trong và ngoài nước khi nghiên cứu về vấn đề nhà nước trong bối cảnh hiện thời đều thấy các nhà nước chịu ảnh hưởng, bị chi phối ở những mức độ khác nhau của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiêu biểu là những công trình sau đây.
Ở trong nước: Toàn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước [87] của tác giả
Nguyễn Vân Nam ; Toàn cầu hoá: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị
quốc tế và văn hóa [145] của tác giả Phạm Thái Việt (2008); Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [58] của Mai Lan Hương;
(2006); Vai trò, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế [41] của Bùi
Xuân Đức (2010); Về xu thế toàn cầu hóa/khu vực hóa: Tiến trình phát triển,
yếu tố quyết định và cơ hội/thách thức [in trong 83] của tác giả Phạm Quốc
Trụ; … Ở nước ngoài có thể kể đến công trình Nhà nước trong một thế giới
đang chuyển đổi [88] của Ngân hàng thế giới, xuất bản năm 1997; Toàn cầu hóa với thế giới thứ ba [in trong 53] của tác giả Lý Thận Minh (năm 2000); ...
Công trình Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi [88] được Ngân
hàng thế giới xuất bản trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp; nó đã phác họa một bức tranh nhiều màu sắc về toàn cầu hóa và vai trò, trách nhiệm của nhà nước trước xu thế toàn cầu hóa. Căn cứ vào những ví dụ hết sức cụ thể ở các quốc gia trên thế giới, các học giả đã có cùng chung quan điểm khi khẳng định rằng, sự phát triển do nhà nước khống chế đã thất bại, nhưng sự phát triển không có nhà nước cũng đã thất bại; Chính phủ tốt không phải là món hàng xa xỉ, mà là một nhân tố tối cần thiết. Nhà nước dóng vai trò xúc tác, khuyến khích và bổ khuyết những hoạt động của các xí nghiệp tư nhân và các cá nhân...Có thể nói, đây là một trong những nội dung quan trọng khi bàn về vai trò nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đến nay nó vẫn còn có giá trị nhất định cho các nghiên cứu về sau.
Trong cuốn sách Toàn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước [87] năm
2006, tác giả Nguyễn Vân Nam đã phân tích những tác động không thể tránh khỏi của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đối với vai trò của nhà nước trong một số lĩnh vực quan trọng nhất như: Liên Hợp quốc và sự can thiệp vào chủ quyền quốc gia nhân danh bảo vệ hòa bình thế giới, sự xói mòn quyền lực
nhà nước và khả năng điều phối kinh tế của nó; tác động của các tập đoàn xuyên (đa) quốc gia đến cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư, cuộc cạnh tranh hệ thống, những cơ hội và mối nguy hiểm đối với các nước đang phát triển; các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong hội nhập quốc tế…
Tác giả Phạm Thái Việt trong cuốn sách Toàn cầu hoá: Những biến đổi
lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa [145] năm 2008 cho rằng, trong quá trình nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa tính địa phương và tính toàn cầu, tính dân tộc và tính nhân loại, tính quốc gia và tính quốc tế trong lĩnh vực cai quản, thì sức ép của toàn cầu hóa lên bộ máy của nhà nước vẫn không ngừng tăng lên. Khi bàn về toàn cầu hóa, sự suy giảm vai trò của nhà nước bên trong lãnh thổ của mình luôn được các nhà nghiên cứu thừa nhận và quan tâm. Tuy nhiên, theo tác giả Phạm Thái Việt, việc thừa nhận như vậy không có nghĩa là buộc tất cả mọi người phải đi đến kết luận là nhà nước sẽ tiêu vong và thay thế bởi một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền cai trị phi nhà nước. Nhà nước luôn giữ chức năng chủ yếu và trực tiếp tạo ra sự phát triển. Chỉ có Nhà nước mới là pháp nhân có đủ khả năng huy động các nguồn lực của toàn dân tộc để tái thiết nền kinh tế và đem lại một trật tự xã hội ổn định.
Trong công trình nghiên cứu nêu trên của tác giả Phạm Thái Việt, chúng tôi cơ bản tán thành và kế thừa có chọn lọc điểm hợp lý, đó là: Những biến động của thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa càng khẳng định một thực tế không thể phủ nhận rằng, sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nếu không có vai trò “dẫn dắt”, “điều chỉnh” và “quản lý” của Nhà nước. Nhà nước cần phải điều chỉnh chức năng và kiện toàn thể chế của mình để nâng cao hiệu quả nhằm đáp ứng hơn nữa những đòi hỏi của thời đại.
Tác giả Mai Lan Hương trong cuốn sách: Vai trò của nhà nước đối với
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam [58] đã nêu, trên cơ sở phân tích các lý thuyết chủ yếu về vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế, khẳng định tính cần thiết phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay. Theo đó, tác giả đã khái quát nội dung vai trò Nhà nước thể hiện ở việc: Xác định quan điểm, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia; Nhà nước chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định kinh tế thương mại và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời thực hiện các quy định và cam kết với các tổ chức kinh tế; Nhà nước thực hiện các điều chỉnh trong nước để tạo ra những điều kiện cơ bản cho hội nhập kinh tế quốc tế; Nhà nước giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế để phát triển bền vững. Tuy vậy, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào vai trò Nhà nước đối với vấn đề phát triển kinh tế chứ chưa đề cập sâu đến vai trò Nhà nước đối với các lĩnh vực quan trọng khác như: Vai trò đấu tranh, đảm bảo quyền quốc gia, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế; vai trò giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái trong hội nhập kinh tế quốc tế... Bởi lẽ, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tác động duy nhất đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia dân tộc mà nó có sự tác động đa chiều đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đó cũng là những nội dung mà luận án sẽ tiếp tục triển khai sâu hơn để hội nhập kinh tế quốc tế được nhìn nhận, đánh giá thêm phần đa dạng, phong phú.
Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa phương Tây đối
với thế giới thứ ba, theo Lý Thận Minh, tác giả của bài viết Toàn cầu hóa với
thế giới thứ ba [trong cuốn 53] năm 2000 là làm cho chức năng nhà nước bị thoái hóa. Chức năng cơ bản của Nhà nước là duy trì, bảo vệ lợi ích sống còn của nước mình, lợi ích kinh tế của đất nước là nội dung chủ yếu về lợi ích của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự lớn mạnh của các tổ chức quốc tế và các công ty xuyên quốc gia khiến cho nhiều quyết định mang tính quốc tế lại do các nước phương Tây đề ra và công bố. Do đó, phần lớn các nhà nước ở các quốc gia đang phát triển ít, nhiều đều bị ảnh hưởng, nhất là chức năng quản lý kinh tế của nhà nước. Về điều này, tác giả Phạm Quốc Trụ trong
quyết định và cơ hội/thách thức [in trong 83] cũng cho rằng, toàn cầu hóa đã và đang làm thay đổi về cơ bản khái niệm độc lập và chủ quyền quốc gia. Bản thân khái niệm nhà nước cũng bị lung lay tận gốc rễ, tính độc lập của các quốc gia bị mất dần, nhiều quyền lực nhà nước độc lập bị xói mòn và chuyển vào tay các thực thể khác; ngày càng có nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước riêng lẻ (các luồng di chuyển vốn, các luồng thông tin…).
Tác giả Nguyễn Văn Thạo ( 2000) trong bài viết: Một số vấn đề về Toàn
cầu hóa kinh tế và hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới [117] cũng đưa ra quan điểm tương đồng. Toàn cầu hóa kinh tế làm thay đổi vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với nhà nước ở các nước đang phát triển, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế thế giới. Tác giả cho rằng, sự tồn tại, hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia có thể làm vô hiệu hóa, triệt tiêu tác dụng của các chính sách kinh tế của nhà nước, có thể gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Chính phủ ở các nước đang phát triển cảm thấy bất lực trước tình hình nền kinh tế bị thao túng, bị khống chế.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tương đối sâu sắc và toàn diện đến những tác động - chủ yếu là tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến nhà nước, vai trò của nhà nước dân tộc. Đó cũng là những thách thức của các nước, nhất là các nước đang phát triển phải đối mặt và giải quyết thấu đáo. Về cơ bản, các tác giả đều khẳng định một số quyền lực nhà nước có thể bị xói mòn nhưng vai trò của nhà nước trong hội nhập quốc tế là không thể mất đi, và vai trò đó vẫn là yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Để tồn tại và phát triển được trong bối cảnh thế giới đương đại, tính chủ động của nhà nước trong nhận thức và giải quyết các vấn đề đặt ra là hết sức quan trọng. Vì vậy đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề vai trò của Nhà
nước đối với phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiêu biểu là:
Tác giả Bùi Xuân Đức trong bài viết: Vai trò, chức năng của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế [41] năm 2010, đã phân tích và khẳng định, sự thành công hay không thành công của nền kinh tế liên quan mật thiết đến nhận thức và xác định đúng đắn vai trò, chức năng của Nhà nước cũng như nội dung, mức độ can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, trong mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau, chúng ta cũng cần nhận định được chính xác vai trò, chức năng, phạm vi, trách nhiệm Nhà nước là không đồng nhất để từ đó đề ra các chính sách xây dựng Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự điều chỉnh của Nhà nước để thích ứng và thực hiện quyền lực của mình là một đòi hỏi cấp thiết. Năng lực của Nhà nước cần được tăng cường và sự năng động cần được phát huy. Có như vậy mới có thể phát huy được sức mạnh nội tại của dân tộc, tranh thủ được cơ hội và vượt qua được thách thức.
Trong công trình: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam [29] năm 2010, nhóm tác giả Nguyễn Bá Dương, Trần Hậu Thành, Lê Thị
Hoài Thanh đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề có tính nguyên tắc trong khẳng định nguốn gốc, bản chất, vai trò Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới và hoàn thiện Nhà nước ta phù hợp với đòi hỏi khách quan của thời đại. Trong cuốn sách này, luận án có thể kế thừa được những nội dung hợp lý khi xây dựng các giải pháp cơ bản, cụ thể như: Cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước vừa “hồng” vừa “chuyên” là mấu chốt để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Luận án tiến sĩ kinh tế: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm phát triển thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế [60] năm 2008, tác giả Đoàn Thị Thanh Hương đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển thương mại, đưa ra những đánh giá một cách toàn diện về thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trong họat động thương mại của Việt Nam; đề xuất các giải pháp một cách đồng bộ để tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm phát triển thương mại bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, v.v.. Bên cạnh đó, một số công trình khác cũng đã đi sâu trình bày cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa và những nhân tố ảnh hưởng; mối quan hệ giữa toàn cầu hóa với vai trò Nhà nước. Đồng thời, các tác giả tìm hiểu thực trạng tác động của toàn cầu hóa đến đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và nêu lên một số bất cập và nguyên nhân của những bất cập tồn tại về vai trò của Nhà nước trước yêu cầu hội nhập. Từ đó, các tác giả khẳng định sự cần thiết và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện vai trò Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Như vậy, có thể thấy rằng, các tác giả nêu trên đều khẳng định vai trò Nhà nước trong sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh của Việt Nam, kể từ khi đổi mới đến nay, vai trò Nhà nước đã được phát huy mạnh mẽ, tạo ra sự đổi thay to lớn trong toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, dưới tác động đa chiều của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, cần tăng cường hơn nữa vai trò tổ chức và quản lý của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số nghiên cứu nêu trên cũng chỉ ra, việc tìm tòi và học hỏi, vận dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm về đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước ở các nước phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, là hết sức cần thiết.
Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới dù muốn hay không cũng sẽ bị kéo vào dòng chảy vô cùng mạnh mẽ đó. Các công trình nêu trên dù ở những mức độ khác nhau đều thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về vai trò Nhà nước Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng chủ yếu vẫn từ góc độ kinh tế học. Hơn nữa, các tác giả chưa đi sâu vào vai trò Nhà nước trong giải quyết các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình này. Phần đã có trong các tài liệu vừa là cơ sở lý luận quý báu vừa vạch ra “khoảng trống” để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế ở