Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức quản lý nhằm phát huy mọi nguồn lực giải quyết cơ hội và

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 141 - 143)

phương thức quản lý nhằm phát huy mọi nguồn lực giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Sự tăng trưởng và phát triển của một nền kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện. Trong đó, vai trò của quản lý nhà nước rất quan trọng. Vai trò của quản lý nhà nước trực tiếp gắn với hiệu lực, hiệu quả, phương thức quản lý của bộ máy nhà nước. Không phải ngẫu nhiên, ở các nền kinh tế phát triển việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức quản lý, … là nhiệm vụ thường xuyên và được ưu tiên hàng đầu.

Đối với Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề, cơ hội và thách thức đan xen, tác động qua lại lẫn nhau. Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, đổi mới toàn diện phương thức quản lý nhằm phát huy sức mạnh mọi nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài càng trở nên quan trọng.

Phương thức quản lý của Nhà nước được hình thành trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của quốc gia và việc đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước cần đảm bảo phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức nhà nước; đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất, thông suốt và kịp thời trên tất cả các lĩnh vực từ trung ương đến địa phương; bổ sung, phân cấp quản lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức quản lý nhằm phát huy mọi nguồn lực giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, rà soát lại các thủ tục hành chính, từng bước loại bỏ các thủ tục không còn phù hợp; đẩy nhanh tiến độ ra quyết định của các cơ quan nhà nước; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước.

Hai là, quy định rõ ràng trách nhiệm, thời gian xử lý công việc của từng cơ quan, ban ngành, từng cá nhân, doanh nghiệp để hạn chế được tình trạng ùn tắc, gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam.

Ba là, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách và giám sát chặt chẽ, kịp thời với sự vận động, thay đổi của thực tiễn hội nhập để vừa giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vừa bảo vệ kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của đất nước trước những tác động xấu có thể xảy ra trong quá trình hợp tác kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 141 - 143)