Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc và phù hợp với những quy định và

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 143 - 149)

Thực hiện tốt những nội dung nêu trên sẽ tạo ra bước tiến quan trọng căn bản phát huy vai trò Nhà nước nói chung, vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, tạo ra khả năng lớn, phát huy mọi nguồn lực trong đổi mới, hội nhập, và sẽ tận dụng được cơ hội, đẩy lùi và vượt qua thách thức, đưa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tới thành công.

4.3.4. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc và phù hợp với những quy định và quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc và phù hợp với những quy định và luật pháp quốc tế

Pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia, là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành luật. Đây là công cụ quản lý của Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo cho hội nhập quốc tế thành công. Vì vậy, trong những năm qua, Việt Nam rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

Những tiến bộ trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực. Đặc biệt, trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn những hạn chế nhất định. Khi đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, quan hệ thương mại, giai lưu quốc tế ngày càng mở rộng, những cơ hội và thách thức không ngừng tăng lên. Điều này không chỉ gây những khó khăn

không nhỏ trong công tác quản lý xã hội, mà còn làm gia tăng nguy cơ lệ thuộc nước ngoài, mất tính độc lập tự chủ, tổn hại lợi ích quốc gia.

Những hạn chế trong hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là rào cản lớn đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhất là ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra lúc này là cần bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc và phù hợp với những quy định và luật pháp quốc tế.

So với nhiều nước, Việt Nam hội nhập quốc tế muộn hơn và với một nền kinh tế đang phát triển, quy mô nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, dễ bị tổn thương dưới những tác động bất lợi từ bên ngoài, … Trong khi đó, cạnh tranh hàng hóa và thương mại ngày càng khốc liệt. Để hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam không bị “thua thiệt ngay trên sân nhà”; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và giải quyết tốt cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn chính hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, kịp thời ra soát, ban hành, sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện phát huy vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật cần có tính thống nhất, đồng bộ và có tính dự báo cao để pháp luật nước ta có hiệu lực cao và giữ tính ổn định trong quá trình hội nhập. Trong đó, ưu tiên, sửa đổi, bổ sung những văn bản luật trực tiếp điều chỉnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các hoạt động kinh tế đối ngoại, quốc phòng - an ninh, khoa học và công nghệ, ...

Hai là, tổ chức nghiên cứu, đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam trong tương quan với luật pháp quốc tế và với yêu cầu cũng như thực tiễn hội nhập.

Ba là, tìm hiểu các văn bản luật pháp quốc tế có liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời nghiên cứu học hỏi những qui định luật pháp tiên tiến của các nước phát triển làm tài liệu tham khảo hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Bốn là, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người lao động; đề cao kỷ luật, kỷ cương trong các hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra công chức, công vụ. Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

Năm là, tích cực phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức viên chức Nhà nước và quần chúng nhân dân. Nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cần tập trung vào những vấn đề mới, những vấn đề sửa đổi, bổ sung. Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền giáo dục với hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm việc xây dựng và thực hiện pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế để kịp thời ban hành, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp Việt Nam về lĩnh vực này.

Tiểu kết Chƣơng 4

Phát huy vai trò Nhà nước nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong một thế giới đa dạng và phức tạp, luôn vận động và biến đổi nhanh chóng, khó lường, để phát huy vai trò Nhà nước trong giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến vai trò Nhà nước là không thể coi nhẹ, xem thường. Đồng thời, chúng ta cần quán triệt một số quan điểm: Quán triệt đường lối “chủ động và tích cực” hội nhập quốc tế; phép biện chứng duy vật; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; vừa hợp tác, vừa đấu

tranh, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Những quan điểm này là cơ sở phân tích khách quan, khoa học về những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Giải quyết hiệu quả vấn đề cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết các mối quan hệ: Giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước; giữa hội nhập quốc tế với giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với xây dựng lực lượng, tạo lập thế trận quốc phòng - an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức quản lý của Nhà nước, ... Trong bối cảnh đó, phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta

cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản: Nâng cao năng lực dự báo của Nhà

nước kịp thời giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước với cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng, tốt về chất lượng; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức quản lý nhằm phát huy mọi nguồn lực giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế; Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với những quy định và luật pháp quốc tế...

Giải quyết cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần dựa trên những nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng. Cùng với phát huy vai trò của Nhà nước, chúng ta cần kết hợp với phát huy vai trò của các cấp, các ngành. Đặc biệt, chúng ta cần kiên định và sáng tạo, không được chủ quan, duy ý chí, nóng vội. Nắm bắt mọi cơ hội, đó là điều kiện để vượt qua thách thức. Đồng thời, mỗi thách thức vượt qua là những “nấc thang” quan trọng để tiến lên phía trước.

KẾT LUẬN

Ngày nay, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng không còn là “vấn đề lý luận” mà đã trở thành một “quá trình thực tiễn” của nhiều quốc gia. Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế luôn là trung tâm, vừa đóng vai trò chi phối, vừa đóng vai trò động lực dẫn dắt toàn bộ quá trình hội nhập quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình phát triển với nhiều mâu thuẫn biện chứng, đan xen giữa: Thời cơ và thách thức, mặt phải và mặt trái, hợp tác và đấu tranh, vươn lên và tụt hậu,…Thành công của hội nhập kinh tế quốc tế không phụ thuộc vào việc ít hay nhiều cơ hội và thách thức mà phụ thuộc vào việc con người giải quyết cơ hội và thách thức như thế nào. Ở đây, vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua cho thấy, vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức ngày càng được thể hiện rõ và phát huy hiệu quả ích cực; tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định và đặt ra những vấn đề mới mà Nhà nước ta cần quan tâm, thực hiện. Vì vậy, phát huy vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu, một đòi hỏi tất yếu khách quan.

Trong một thế giới đa dạng và phức tạp, luôn vận động và biến đổi nhanh chóng, khó lường, để phát huy vai trò Nhà nước trong giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế là không thể coi nhẹ, xem thường. Đồng thời, chúng ta cần quán triệt một số quan điểm: Quán triệt đường lối “chủ động và tích cực” hội nhập quốc tế; phép biện chứng duy vật; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; vừa hợp tác, vừa đấu

tranh, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Những quan điểm này là cơ sở phân tích khách quan, khoa học về những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Giải quyết hiệu quả cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết các mối quan hệ: Giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước; giữa hội nhập quốc tế với giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với xây dựng lực lượng, tạo lập thế trận quốc phòng - an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức quản lý của Nhà nước, ... Trong bối cảnh đó, nhằm phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ

bản:Nâng cao năng lực dự báo của Nhà nước kịp thời giải quyết cơ hội và thách

thức của hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước với cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng, tốt về chất lượng; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước, đổi mới phương thức quản lý nhằm phát huy mọi nguồn lực giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế; Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với những quy định và luật pháp quốc tế...

Hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại cả cơ hội và thách thức. Việc khai thác được cơ hội đến đâu và hạn chế thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của Nhà nước. Với kinh nghiệm gần 30 năm đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và gặt hái những thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 143 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)