Vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 133 - 136)

Hội nhập kinh tế quốc tế ngay từ đầu đã thể hiện tính hai mặt, vừa có

cơ hội, vừa có thách thức. Đồng thời, đó còn là một quá trình mang đậm màu

ninh, nhân quyền, … với các vấn đề kinh tế. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch

triệt để lợi dụng quan hệ hợp tác đểtăng cường các hoạt động gây rối, phá

hoại nền kinh tế, xuyên tạc đường lối, chính sách; thâm nhập, chiếm lĩnh các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế quan trọng, … Thậm chí, chúng sử dụng cả những thủ đoạn “dọa dẫm” để chống phá cách mạng nước ta. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc luôn gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đa dạng và phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Chúng ta cần vận dụng mềm dẻo, linh hoạt phép biện chứng duy vật, vừa hợp tác, vừa đấu tranh mở rộng và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, tranh thủ được các thời cơ, thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Nhà nước ta cần có những quyết sách giành lấy thế chủ động để tận dụng được cơ hội dù là nhỏ nhất; vận dụng sáng tạo những nguyên lý, quy luật của triết học Mác - Lênin về “thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập”; “sự chuyển hóa của các mặt đối lập” để “kết hợp các mặt đối lập” một cách linh hoạt và hiệu quả, đảm bảo “đổi mới nhưng không đổi màu”, “hội nhập nhưng không hòa tan”.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp không tách rời, biệt lập với lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia dân tộc. Vì vậy, trong các hoạt động kinh tế không vì lợi ích doanh nghiệp mà xâm hại lợi ích quốc gia. Chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là, cùng với sự xuất hiện “ngôi làng toàn cầu” là sự ra đời của “lợi ích quốc tế”. “lợi ích nhân loại”. Tuy nhiên, lợi ích quốc tế, lợi ích nhân loại không loại trừ mà còn góp phần củng cố lợi ích quốc gia dân tộc. Lợi ích quốc tế không tồn tại chung chung, trừu tượng mà được biểu hiện sinh động trong lợi ích của các quốc gia dân tộc.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là ưu tiên hàng đầu không có nghĩa là cổ vũ, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về đối nội, chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở thống nhất lợi ích các giai cấp, các tầng lớp. Trong khi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cần quan tâm đến lợi ích của những nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương; cần đấu tranh phòng, chống, ngăn ngừa những biểu hiện của “lợi ích nhóm” lợi dụng kẽ hở luật pháp để trục lợi cho một số cá nhân. “Lợi ích nhóm” thực sự là mầm mống của sự chia rẽ và phân hóa.

Bên cạnh đó, cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ “tư duy nhiệm kỳ”, “địa phương chủ nghĩa”, “cá nhân chủ nghĩa”, ... đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Thứ hai, về đối ngoại, cần tỉnh táo, kiên định thực hiện phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, cái bất biến là lợi ích quốc gia dân tộc, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cái vạn biến là các đối sách thực sự linh hoạt trong hợp tác; mềm dẻo và kiên quyết trong trong đấu tranh; khôn khéo, sâu sắc trong tạo dựng lợi ích đan xen nhằm bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố vững chắc chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.

Hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi chúng ta phải giải quyết thành công các mối quan hệ với nhiều cơ hội và thách thức trên tất cả các lĩnh vực: Giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước; giữa hội nhập quốc tế với giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với xây dựng lực lượng, tạo lập thế trận quốc phòng - an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức quản lý của Nhà nước, … Trong đó, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Quán triệt những quan điểm cơ bản trên đây sẽ giúp chúng ta đề ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy hơn nữa vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 133 - 136)