Quán triệt phép biện chứng duy vật; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 131 - 133)

với sức mạnh thời đại

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức luôn đan xen, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật nói chung, về kinh tế nói riêng của đất nước phải được xác định trên cơ sở khoa học và thực tiễn, xác định cho rõ cơ hội và thách thức. Trong đó, phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến có vai trò rất quan trọng trong nhận thức, phân tích, đánh giá tình hình thức tiễn một cách đúng đắn và sâu sắc, phù hợp với những quy luật khách quan.

Trước hết, phép biện chứng duy vật là cơ sở khoa học để Nhà nước ta nhận thức đầy đủ và sâu sắc về cơ hội và thách thức, mối quan hệ biện chứng giữa cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế, việc nhận thức về cơ hội và thách thức của đổi mới, mở cửa nền kinh tế đã được Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Vần đề này đặc biệt quan trọng trong khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với các nguyên tắc khách quan, toàn diện lịch sử cụ thể và phát triển, phép biện chứng chỉ ra rằng, cơ hội và thách thức đều là khách quan, đều nằm trong các “mắt khâu” biện chứng, là

biểu hiện đa dạng của hội nhập, chúng ta không thể né tránh mà chỉ có thể nhận thức và giải quyết. Biện chứng giữa cơ hội và thách thức càng sâu sắc thì càng đòi hỏi Nhà nước ta phải nhận thức đầy đủ và giải quyết kịp thời.

Phép biện chứng còn cung cấp cho chúng ta cơ sở khoa học để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ hội và thách thức. Mối quan hệ và sự tác động qua lại của cơ hội và thách thức tạo thành mâu thuẫn biện chứng của sự phát triển. Phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng, mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Sự phát triển xã hội xét đến cùng phụ thuộc vào việc con người nhận thức và giải quyết mâu thuẫn. Vì vậy, chúng ta cần phải có thái độ tích cực với cơ hội và thách thức, không thể trông chờ vào cơ hội và né tránh thách thức mà phải chủ động tìm ra và giải quyết cơ hội và thách thức.

Trên tinh thần phép biện chứng duy vật, cần kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là một nền kinh tế lành mạnh, có sức đề kháng tốt trước những chấn động của thị trường, trước các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, đối phó hiệu quả với những thủ đoạn chống phá tinh vi, nham hiểm của các thế lực phản động, giữ cho nền kinh tế của quốc gia không bị suy sụp, giữ vững được sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, mà vẫn có bước phát triển vững chắc về mọi mặt.

Kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là biểu hiện sinh động của việc giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa thời cơ và thách thức. Thực tiễn cho thấy, để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chúng ta phải phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc phần lớn vào năng lực nội sinh và các nỗ lực cải cách bên trong. Vì vậy, để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự

chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì phát huy sức mạnh dân tộc có vai trò quyết định. Phát huy sức mạnh dân tộc giúp chúng ta có thể chủ động phân tích, nắm bắt lấy cơ hội, có thể tận dụng tối đa cơ hội. Đồng thời, giúp chúng ta có đủ thế và lực để vượt qua những khó khăn, thách thức.

Việc khẳng định vai trò quyết định của nguồn lực bên trong không có nghĩa là coi nhẹ nguồn lực bên ngoài. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, các nguồn lực được thể hiện tập trung ở vốn, công nghệ; tri thức quản lý, khả năng của Nhà nước trong việc hoạch định kế hoạch, chính sách phát triển và khả năng quản lý, sử dụng vốn nước ngoài, … và được vận dụng qua hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Do đó, việc phát huy nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài vừa có thể đánh giá trên bình diện vĩ mô, vừa có thể đánh giá qua kết quả đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và hàng hóa.

Để kết hợp hiệu quả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, hơn lúc nào hết, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước ta hiện nay là cần tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách thể chế, loại bỏ tất cả những rào cản ảnh hưởng hay hạn chế tính năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế; tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền với khuyến khích các ngành công nghiệp phụ trợ. Từng bước đưa hàng hóa của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; hạn chế các ngành hàng gia công, lắp ráp, ... Đồng thời, việc kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần căn cứ nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng lĩnh vực cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 131 - 133)