tại nhiều khác biệt, mâu thuẫn với các quy định, luật pháp quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của các quốc gia trước hết và chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ WTO. Hệ thống các hiệp định của WTO khá lớn và đồng bộ, bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản, nền tảng của thương mại, kinh doanh toàn cầu hiện nay được thiết kế xuyên suốt toàn bộ các hiệp định.
Việt Nam gia nhập WTO là sự khởi đầu của một giai đọan cải cách mới, toàn diện cả về kinh tế, pháp luật, hành chính, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Song, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế chậm hơn so với nhiều quốc gia, nên chúng ta phải chấp nhận những điều kiện khắt khe hơn. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo sự thống nhất của các luật, các quy định dưới luật và những quy tắc hành chính với các quy định trong các Hiệp định của WTO.
Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành hàng chục luật và pháp lệnh. Rõ ràng là một trong những thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO là sự thử thách về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế. Thực chất những "cam kết" với quốc tế không là gì khác ngoài những ràng buộc về pháp luật, luật của đất nước và luật của quốc tế mà không ít
trường hợp, “tự do hoá thương mại” lại có thể trở thành công cụ phục vụ cho những toan tính của “kẻ mạnh”.
Kinh nghiệm qua 30 năm đổi mới đất nước cho thấy, tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải xuất phát từ những yêu cầu đáp ứng việc bảo vệ lợi ích quốc gia, không bị lệ thuộc vào nước ngoài, song phải tuân thủ những quy định chung của quá trình hội nhập, từ việc ban hành luật pháp cho đến các chính sách kinh tế đều phải chịu sự kiểm soát của các tổ chức quốc tế. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng còn tồn tại nhiều khác biệt với những quy định luật pháp quốc tế.
Hiện tại, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn ảnh hưởng khá lớn của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp như sự tồn tại của cơ chế “xin - cho”, chưa thay đổi kịp sự vận động, phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội của Việt Nam và quốc tế. Các “khoảng trống” pháp luật vô hình trung tạo ra tính “tự phát mù quáng” (xé rào) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia. Không ít pháp luật được ban hành trước sức ép từ tính cấp bách của những tình huống phát triển và được xem như những giải pháp tình thế mà ít xuất phát từ tính thống nhất và đồng bộ của chính sách và pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng các văn bản chồng chéo, không ổn định, mâu thuẫn. Một số vấn đề cấp bách tuy đã được nghiên cứu đề xuất từ lâu nhưng vẫn chậm được luật hóa. Trong khi đó, có nhiều quy định về những vấn đề quan trọng lại nằm trong các văn bản dưới luật với giá trị pháp lý không cao và thường bị thay đổi nhanh chóng. Sự thiếu cụ thể của các quy định dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong hợp tác và đấu tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế là không nhất quán. Cơ chế kết hợp giữa các bộ phận chưa mang tính hệ thống, thậm chí còn vi phạm những quy định của luật pháp quốc tế.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, sự hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa
từng bước khắc phục những khác biệt, mâu thuẫn, tạo ra sự tương thích giữa pháp luật nước ta và pháp luật quốc tế. Thể hiện trên các phương diện sau đây:
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng một nền tư pháp có chất lượng, trong sạch và hiệu quả cũng như cải cách nền hành chính quốc gia. Hoàn thiện về pháp luật cũng như cải cách về hành chính là điều kiện thiết yếu để chúng ta tối đa hoá các lợi ích của quá trình hội nhập và cũng là công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các mục tiêu phát triển. Trước hết, tập trung vào các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch phù hợp với nội dung của luật.
Hai là, thể chế hóa pháp luật thành những chủ trương, chính sách hiệu quả và kịp thời, đồng thời, phải nâng cao năng lực thể chế, xây dựng bộ máy đủ sức mạnh thực thi các chủ trương, chính sách ấy có hiệu quả. Đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế.
Ba là, rà soát, loại bỏ các quy định pháp luật làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thường xuyên đánh giá, bổ sung pháp luật quốc gia cho phù hợp với quy định của điều ước quốc tế. Việc đánh giá mức độ tương thích không bắt buộc trong tất cả các trường hợp đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, mà hệ thống pháp luật quốc gia có thể vẫn giữ nguyên một số đặc thù, phù hợp với điều kiện quốc gia đó. Nhưng khi phải thực hiện các cam kết quốc tế có các quy định khác với văn bản quy phạm pháp luật quốc gia, thì vẫn được ưu tiên áp dụng để tận dụng được các cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển và tạo ra sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, nhằm thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế, chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
Như vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta vừa phải có trách nhiệm thực hiện các quy tắc chung của các tổ chức quốc tế để tận dụng các cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang đến; lại vừa phải xây dựng hệ thống hành lang
pháp lý, xây dựng kế hoạch, chính sách, bước đi sao cho vượt qua được những khó khăn, thử thách, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và khẳng định hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tiểu kết chƣơng 3
Chủ động, tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua cho thấy, vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức ngày càng được thể hiện rõ và phát huy hiệu quả ích cực. Vai trò đó được thể hiện trên những nội dung chủ yếu: định hướng chiến lược và lộ trình hội nhập quốc tế trên cơ sở nhận thức và dự báo chính xác các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế; điều chỉnh, tạo ra những điều kiện thuận lợi về thể chế, chính sách, pháp luật, ... đối với việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý, điều tiết nền kinh tế, phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế; đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định, hợp đồng kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đấu tranh đảm bảo chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế và vai trò giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, vai trò Nhà nước trong giải quyết cơ hội và thách thức của
hội nhập kinh tế quốc tế cũng còn những hạn chế nhất định như: Thiếu những
chiến lược tổng thể, dài hạn để dẫn dắt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; những luật định quốc tế quan trọng liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; công tác tổ chức, quản lý, điều hành và triển khai thực hiện chính sách kinh tế của Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng hết được những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế không đồng bộ, hay thay đổi, thiếu minh bạch, thiếu tính ổn định chưa phù hợp
với thông lệ quốc tế; bộ máy quản lý Nhà nước còn cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế; năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý kinh tế còn yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đa dạng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn đã và đang đặt ra những vấn đề mới đối với việc phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Đó là, đẩy mạnh công tác dự báo của Nhà nước trước sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc và khó lường của thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
phù hợp với các quy định, luật pháp quốc tế.
Phát huy hơn nữa vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khách quan trong bối cảnh hiện nay. Để hội nhập thành công, đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy hơn nữa vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.
Chƣơng 4