Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế, phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 93)

hợp với tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để giành được nhiều lợi ích và giảm thiểu tối đa những tác hại rủi ro, Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với cơ cấu hợp lý, kết hợp chặt chẽ tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém; nền kinh tế dễ bị “tổn thương” trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Nhưng Nhà nước ta luôn định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt vai trò của mình trong quản lý, điều tiết nền kinh tế.

Do theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, trong một thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam “lao vào” sản xuất, gia công để xuất khẩu. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đạt trên 70% GDP. Tuy nhiên, mỗi khi nền kinh tế thế giới có biến động, hay khủng hoảng kinh tế, tài chính, nền kinh tế Việt Nam lại trở nên “chao đảo” và trả giá nặng nề khi thị trường thế giới bị suy thoái, hàng loạt hợp đồng bị cắt giảm, ... Nhận thức được điều đó, Nhà nước ta đã từng bước thực hiện các biện pháp điều tiết, tái cơ cấu nền kinh tế; kết hợp phát huy

tối đa nội lực với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển đất nước. Từ năm 1998, những ý tưởng về tái cấu trúc cũng đã xuất hiện ở phương diện hướng vào thị trường trong nước như cái "van an toàn" cho xuất khẩu khi thị trường thế giới khủng hoảng.

Đến nay, Việt Nam xác định các biện pháp “kích thích” kinh tế (kích cầu), có trọng tâm, trọng điểm; kích thích tăng trưởng vào những lĩnh vực chiến lược chuẩn bị mọi điều kiện để "cất cánh". Theo đó, Nhà nước ta tập trung đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, có khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới và thu ngoại tệ như công nghiệp giày da, may mặc, chế biến thủy, hải sản...; đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ; giảm bớt tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng cơ cấu các ngành kinh tế. Kết quả sau 20 năm (1990 - 2010), trong cơ cấu GDP tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm gần ½ từ 38,74% xuống 20,58%, trong khi đó tỷ trọng dịch vụ ổn định, tỷ trọng công nghiệp thì tăng lên đáng kể từ 22,67 lên 41,09 (xem: Phụ lục 2).

Những biện pháp quản lý, điều tiết nền kinh tế của Việt Nam đã khá thành công, tạo thuận lợi để giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định, Việt Nam không chỉ có nhiều lợi thế và môi trường đầu tư hấp dẫn, mà còn đang thành công trong thu hút FDI bằng cam kết mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, coi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế, đồng thời xem FDI là một nhân tố quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh quốc gia.

Trong quản lý, điều tiết nền kinh tế, Nhà nước ta đã có những biện pháp phù hợp với thực tiễn nền kinh tế cũng như bối cảnh kinh tế trong khu vực và thế giới. Nếu như trước năm 2000, các doanh nghiệp FDI chưa được coi như một chủ thể độc lập trong nền kinh tế, thì từ năm 2001 trở lại đây, khu vực FDI đã được khẳng định là một trong các thành phần cùng tồn tại trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thay đổi đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và việc sửa đổi và hoàn thiện các văn bản pháp luật; cơ chế chính sách thu hút vốn FDI của Chính phủ đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ; tham gia một số điều ước và diễn đàn quốc tế như: Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái bình dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu, trong đó có việc triển khai thực hiện chương trình hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP). Đây có thể được coi là một trong những bước đi không thể thiếu trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Những nỗ lực của Nhà nước ta đã thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam hàng năm tăng khá nhanh, từ 0,32 tỷ USD năm 1988 lên 20,3 tỷ USD năm 2007 và đạt mức kỷ lục 71 tỷ USD trong năm 2008. Nước ta đã thu hút được 211 tỷ đô la với 14.550 dự án trong hơn 27 năm đổi mới [142;580]. Điều này cho thấy niềm tin và sự tín nhiệm của các nhà đầu tư quốc tế đối với sự cải thiện của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Những chủ trương chính sách đúng đắn của Việt Nam đã giành được sự tin tưởng rất lớn của các nhà đầu tư; ngay cả khi xuất hiện những diễn biến ngoài ý muốn trong năm 2014 như: Các sự cố đập phá máy móc, trộm cắp tài sản xảy ra tại một số danh nghiệp Trung Quốc ở Bình Dương và Hà Tĩnh do kẻ xấu lợi dụng các cuộc tuần hành hoà bình của một số người lao động phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế, kết hợp sức mạnh nội lực với sức mạnh nguồn lực từ bên ngoài của Nhà nước vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Một là, tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, cơ chế xin - cho khá phổ biến trong các bộ, ngành, địa phương, thất thoát trong quản lý kinh tế lớn; việc huy động các nguồn lực còn hạn chế; nguồn lực quốc gia bị suy kiệt; sức mạnh doanh nghiệp bị hao tổn

Hai là, chi phí giao dịch tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm cũng bị đẩy lên cao, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế thấp

Ba là, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông vẫn còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ hành chính chưa thống nhất, còn gây phiền hà cho tổ chức, công dân, … làm cho nước ta bỏ lỡ không ít những cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ để mở rộng sản xuất, hợp tác kinh doanh.

Những hạn chế nêu trên được bắt nguồn từ các nguyên nhân sau :

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước ta vẫn còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho các hiện tượng tiêu cực nảy sinh và có điều kiện lan rộng.

- Quá trình cải cách hành chính diễn ra chậm. Thủ tục hành chính trong

phê duyệt dự án, cấp giấy phép sản xuất kinh doanh còn rườm rà. Nói về vấn

đề này, năm 2013, Phó Thủ tướng chính Phủ Vũ Đức Đam đã nhận định:Thủ tục hành chính rườm rà đang là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước. Giải quyết vấn đề này là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong rất nhiều năm và được làm rất mạnh mẽ. Chúng ta đã tin học hóa, đưa lên mạng mấy chục ngàn công văn, văn bản để giảm bớt sự rườm rà trong thủ tục. Nhưng chúng ta đều biết điều quan trọng nhất trong vấn đề này là người công chức nhà nước. Làm sao để công chức nhà nước phát huy tốt nhất hiệu quả phục vụ là trọng tâm của ngành Nội vụ nước nhà.

- Bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Sự phân định rạch ròi thẩm quyền giải quyết các vấn đề còn mờ nhạt

dẫn đến hiệu quả công việc không cao, xuất hiện tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)