chế, chính sách, pháp luật đối với việc nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế
Để hội nhập kinh tế thế giới, yêu cầu đối với Việt Nam là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng miền của đất nước, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế. Vì vậy, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kích thích các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạo công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, tạo lợi thế cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận vượt trội. Qua đó đã thúc đẩy sự chuyển dịch tương đối liên tục cơ cấu đầu tư, sản xuất, tạo ra một
nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh của nền kinh tế.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã luôn chú trọng đến công tác bổ sung, xây dựng, ban hành các chính sách, nghị định, thông tư, ... nhằm định hướng và chỉ đạo hoạt động của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể sao cho quá trình hội nhập của Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua những khó khăn, thử thách. Nhằm thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã xây dựng, bổ sung những đạo luật đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế như: Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa khu vực kinh tế nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Những điều chỉnh mang tính đột phá, góp phần tạo cơ hội thu hút đầu tư đó là sự điều chỉnh Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 1999 quy định chỉ những “người nước ngoài thường trú tại Việt Nam” mới có quyền góp vốn. Trong khi đó lại rất ít “người nước ngoài thường trú tại Việt Nam”. Từ thực tiễn, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã được bổ sung, sửa đổi, mở rộng quyền góp vốn, thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005 qui định, tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều
kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Thông tư 14/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đơn giản hóa thủ tục để thành lập doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký k inh doanh. Đây là lần đầu tiên, một đạo luật do Quốc hội ban hành đã khẳng định “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam”. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản liên quan đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước dễ dàng hơn trong việc đầu tư, giao thương, buôn bán, ... Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 12/2009, ước lượng có trên 460.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, tăng 15 lần so với 10 năm trước. Tính chung, Việt Nam đã đạt tỷ lệ 5 doanh nghiệp trên 1.000 dân và đang tiếp cận dần tới mức trung bình 9 đến 10 doanh nghiệp trên 1.000 dân của nhiều nước trong khu vực [ 42;25].
Việc điều chỉnh Luật Đầu tư đã tạo bước tiến dài trong việc cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam đã tạo thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút nguồn vốn ODA, Chính phủ có sự phân cấp quản lý vốn từ trung ương đến địa phương, xác định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm. Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành như: Nghị định 133/2008/NĐ-CP; Nghị định 103/CP ngày 15/11/2011, ... Ðiều 13 của Luật này ghi rõ, Nhà nước nghiêm cấm các hành vi lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, “ huỷ hoại tài nguyên, môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hoạt động chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Luật Chuyển giao công nghệ nãm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước tiên
tiến, nhưng vẫn đảm bảo tính tự chủ, sự phát triển bền vững của nền khoa học, công nghệ nói riêng, của nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung hiện nay, ...
Nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng khung pháp lý để phát triển các loại thị trường, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Các cơ quan chức năng đã rà soát hệ thống văn bản pháp quy, hủy bỏ hang nghìn văn bản lạc hậu, trùng lặp. Thủ tục đăng ký kinh doanh, xuất nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị được đơn giản hóa; cải cách một cách cơ bản thủ tục hải quan, thẩm định cấp giấy phép đầu tư nước ngoài, miễn trừ các loại phí và lệ phí không phù hợp…
Vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cũng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện những biện pháp giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 182/2013/NĐ-CP, phê duyệt mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động cả trong và ngoài nước. Mức lương tối thiểu của người lao động quy định trong văn bản của Nhà nước đã được tăng dần đều qua các năm. Tại Vùng I (các quận thuộc Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) từ 1.350.000 đồng/tháng (năm 2010), 2 triệu đồng (năm 2011), 2.350.000 đồng (năm 2012) và từ tháng 1/2014 là 2.700.000 đồng/tháng.
Thực hiện quan điểm của Đảng coi “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”, trong những năm đổi mới đất nước, Nhà nước ta luôn coi trọng công tác xây dựng, hoạch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 579/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát là: Đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền
vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới. Các chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo được quan tâm, điển hình như Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020". Quyết định này đã chỉ
ra 8 giải pháp, nhằm mục đích trong 10 năm tới nền giáo dục được đổi mới căn
bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Những điều chỉnh, bổ sung về cơ chế, chính sách và pháp luật của Việt Nam đã thể hiện vai trò to lớn của Nhà nước trong việc tạo điều kiện để nắm bắt những cơ hội và vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước đua nền kinh tế nước ta ta hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Mặc dù vậy, những điều chỉnh dường như chưa đủ, có thể nhìn rõ hơn nhận định này qua một số điểm sau đây:
Thứ nhất, việc đổi mới cơ chế, chính sách còn chậm, nhiều bất cập, nhiều chủ trương, chính sách thiếu ổn định.
Thứ hai, việc rà soát, bổ sung, xây dựng và ban hành hệ thống luật còn thiếu đồng bộ. Những bộ luật trực tiếp giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, … chưa được bổ sung, thay đổi theo hướng phù hợp với những quy tắc và “luật chơi” của các thể chế kinh tế mà Việt Nam tham gia. Đây là một rào cản lớn đối với quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.
Thứ ba, thể chế kinh tế thị trường chưa phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành và phát huy đầy đủ; thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc; thị trường tài chính phát triển không cân đối; thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Thị trường khoa học - công nghệ chậm phát
triển. Thị trường lao động tuy đã hình thành nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của quá trình hội nhập.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do:
- Những quy định chồng chéo, mâu thuẫn của hệ thống văn bản dưới luật đã làm giảm hiệu lực của văn bản luật, dẫn tới khó khăn trong triển khai thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định chính trị - xã hội, nhất là quan hệ kinh tế.
- Thói quen dùng biện pháp hành chính can thiệp vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng hậu quả có thể làm sai lệch quá trình phát triển và ảnh hưởng rất lâu dài làm cho các quá trình biến đổi bị chậm lại.