quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
4.3.1. Nâng cao năng lực dự báo của Nhà nước, kịp thời giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế
Hiệu quả việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, những yếu tố chủ quan đóng vai trò rất quan trọng, một trong những yếu tố đó là năng lực dự báo, trước hết là năng lực dự báo của Nhà nước. Năng lực dự báo của Nhà nước giúp mỗi quốc gia chủ động phân tích, đánh giá tình hình, ứng phó hiệu quả với những diễn biến không có lợi, nhận thức và giải quyết kịp thời cơ hội và thách thức.
Năng lực dự báo về xu hướng vận động tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế; những cơ hội và thách thức có thể nảy sinh, từ đó chủ động chuẩn bị những điều kiện, phương tiện, biện pháp, ... cần thiết để giải quyết hiệu quả cơ hội và thách thức có thể nảy sinh. Năng lực dự báo của Nhà nước không tồn tại chung chung, trừu tượng mà được biểu hiện ở năng lực dự báo của các cơ quan bộ, ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Để nâng cao năng lực dự báo của Nhà nước ta trong giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, đảm bảo cơ chế tài chính cho công tác dự báo hoạt động mạnh và hiệu quả. Nhà nước đầu tư kinh phí, khuyến khích, huy động các nguồn vốn khác nhau để đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị, hệ thống thông tin và công cụ, phương tiện phục vụ tốt công tác phân tích, dự báo.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế phối hợp trong công tác dự báo. Cần phải quy định rõ ràng hệ thống tổ chức, phối hợp và trách nhiệm của các đơn vị làm công tác dự báo từ cơ chế tiếp nhận thông tin, phổ biến thông tin, kết quả dự báo đến cơ chế gắn kết, đánh giá, sử dụng kết quả dự báo tron quá trình ra quyết định.
Thứ ba, mở rộng hợp tác quốc tế về công tác dự báo. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cơ quan, đơn vị làm công tác dự báo có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến, nhằm nâng cao trình độ phân tích, xử lý thông tin của cán bộ làm công tác dự báo. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nước ta với các nước bạn để có thêm cái nhìn đa dạng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khu vực và thế giới.
Thứ tư, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dự báo. Vai trò và yêu cầu của dự báo cơ hội và thách thức đối với nước ta khi hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi. Để đáp ứng đòi hỏi này, Nhà nước cần phải tập trung đào tạo theo hướng chuyên môn hoá các cán bộ chuyên làm công tác nhận định, dự báo xu hướng vận động, phát triển mọi mặt của đời sống xã hội trong nước và trên thế giới. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về nghiên cứu, dự báo không chỉ là đòi hỏi của hiện tại mà chủ yếu là của tương lai. Thực hiện công tác đào tạo chuyên gia dự báo không chỉ khép kín trong nước mà cần “mở cửa hội nhập” để có thể tiếp nhận và vận dụng được tri thức và kinh nghiệm của các nước. Bài học quý báu là từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần học hỏi kinh nghiệm của các nước, nhưng quan trọng hơn là biết vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm đó vào điều kiện Việt Nam.
Dự báo tốt, chính xác đòi hỏi theo dõi liên tục, nắm bắt được diễn biến và chiều hướng của các tình huống. Dự báo kịp thời, chính xác sẽ là cơ sở để Nhà nước giải quyết thành công các tình huống biến động của thế giới, cũng như những cơ hội và thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, sự tham gia của nhân dân, xét đến cùng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của giải quyết cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế. Bởi vậy, cùng với việc Nhà nước ta xây dựng một chiến lược tổng thể hội nhập, tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia làm công tác dự báo tình huống, cơ hội và thách thức đối với nước ta, thì Nhà nước còn cần đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến mọi vùng miền, các ban, ngành,
đến đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nông dân ở các vùng sâu, vùng xa, các tỉnh xa các trung tâm kinh tế, chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung tuyên truyền cần làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức, về luật pháp quốc tế, về bảo vệ độc lập, chủ quyền và những nội dung quan trọng xoay quanh vấn đề hội nhập của Việt Nam. Những nội dung này không phải ở đâu cũng tuyên truyền như nhau. Cần nhận thức rõ đối tượng, vùng miền, thời gian mà lựa chọn, sắp xếp nội dung, sử dụng cách thức tuyền truyền cho phù hợp. Mục tiêu của công tác tuyên truyền tập trung vào làm cho cán bộ và nhân dân hiểu, tin tưởng và hăng hái góp phần vào thực hiện hội nhập, giải quyết tình huống, thời cơ và thách thức ở mức cao nhất theo vị trí của mình.