Giải quyết có hiệu quả tình trạng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giải quyết cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 115)

cán bộ quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giải quyết cơ hội, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế

Thực tiễn cho thấy, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, để hội nhập kinh tế quốc tế thành công,

Nhà nước phải tạo ra được ba khâu đột phá lớn: một là, xây dựng đồng bộ thể

chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hai là, nguồn nhân lực chất lượng

cao; ba là, nâng cao hiệu quả đổi mới hệ thống chính trị. Chỉ khi thành công

trong ba khâu đột phá này, chúng ta mới có đủ điều kiện để tranh thủ được những cơ hội và vượt qua thách thức. Việc thực hiện hiệu quả cả ba khâu đột phá này đều trực tiếp, hoặc gián tiếp liên quan đến trình độ, năng lực quản lý, năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Cơ hội là rất to lớn, nhưng chỉ ở dạng tiềm năng. Việc khai thác những cơ hội còn phụ thuộc vào nội lực đất nước, vào bản lĩnh và tài chí của chủ thể tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, …

Để thực hiện tốt vai trò Nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, những yêu cầu về trình

độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh

nghiệp đó là:

Thứ nhất, là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sâu sắc, am hiểu các lĩnh vực của hội nhập quốc tế; có năng lực tổ chức thực tiễn, có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phương pháp tiếp cận khoa học; nhạy bén trong nắm bắt cơ hội phát triển và bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn thách thức.

Thứ hai, có quan điểm khách quan, toàn diện, nhìn nhận sự vật trong sự vận động và phát triển không ngừng. Có tư duy biện chứng khoa học nắm bắt kịp thời, đúng bản chất và tính hai mặt của hội nhập quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức đang diễn ra sôi động, với các hiện tượng phong phú, phức tạp, khó lường; nhờ đó mà đưa ra được những chủ trương, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Để giải quyết tốt cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn

chặt với thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương, chính sách hội nhập quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba, nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết cơ hội và thách thức hiệu quả, linh hoạt, mềm dẻo; phù hợp với thói quen, phong tục tập quán và nhu cầu của từng loại đối tác.

Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao; song, trên thực tế đội ngũ này đã và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng những nhu cầu mà thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra với những mức độ khác nhau:

Do ảnh hưởng của sai lầm chủ quan, duy ý chí, phương pháp tư duy siêu

hình, nhiều cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp đã không

thấy được mối quan hệ biện chứng giữa cơ hội và thách thức, cơ hội càng nhiều thì thách thức càng lớn. Đồng thời, cơ hội và thách thức có thể chuyển hóa lẫn nhau. Trong thực tiễn có biểu hiện coi thường những cơ hội cho dù nhỏ, chủ quan trước những khó khăn, thách thức. Đôi khi, vì quá quan tâm đến một mặt đã không tránh khỏi lúng túng khi mặt kia xuất hiện.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, còn nặng về lý thuyết. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, lấy lòng nhiệt tình thay thế cho sự non kém về tri thức khoa học; đề cao kinh nghiệm cá nhân, …Đây là một biểu hiện rất phổ biến ở cán bộ quản lý nhà nước cấp điạ phương. Thông thường Nhà nước ta tập trung khá nhiều vào đầu tư, xây dựng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhà nước cấp trung ương mà lại xem nhẹ đội ngũ bán bộ quản lý nhà nước cấp cơ sở, địa phương. Điều này đã dẫn đến một thực tế là chính sách, pháp luật của Nhà nước là khoa học, là sáng suốt, song do trình độ, năng lực của cán bộ còn nhiều hạn chế nên đã xuất hiện tình trạng làm sai, làm thiếu, nhũng

nhiễu nhân dân, gây ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước.

Mặt khác, trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, một bộ

phận cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp đã suy thoái về

đạo đức, lối sống. Những chuẩn mực đạo đức mới cần có để điều chỉnh thái độ, hành vi của con người cho phù hợp với tình hình mới lại chưa được quan tâm, giáo dục sát sao. Thực tế, đã có không ít cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp lạm dụng “tính năng động”, “sự khôn ngoan” để mưu cầu lợi ích cá nhân, làm ăn gian dối, vô tình hay cố ý gây ra những nguy hại đối với lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia, dân tộc.

Những hạn chế về trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng những yêu cầu thực tiễn giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra, thể hiện trên cả phương diện tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn. Dẫn đến, không ít trường hợp đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, dân tộc. Họ biến những cơ hội của đất nước thành cơ hội riêng của cá nhân, tham ô, tham nhũng, thoái hóa, biến chất, gây cản trở quá trình phát triển kinh tế của đất nước và làm trầm trọng thêm những khó khăn, thách thức mà quốc gia đang phải đối mặt. Đồng thời, kéo theo hàng loạt những vấn đề khác có thể nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tổ chức, bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hệ thống cơ quan cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chưa rõ, còn chồng chéo. Hoạt động của bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả, thủ tục hành chính rườm rà.

Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật còn một số hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn; đồng thời, việc bổ sung, khắc phục những khác biệt, mâu thuẫn của cơ chế, chính sách, pháp luật với những quy định và luật pháp quốc tế diễn ra chậm.

Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước chưa được phát huy đầy đủ, “vừa thừa, vừa thiếu”. Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước và “tự điều tiết” của kinh tế thị trường đang “lẫn” vào nhau. Định hướng xã hội chủ nghĩa bị vận dụng không đúng dẫn đến kìm hãm sự phát triển bình thường của thị trường. Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta hiện nay là giải quyết có hiệu quả tình trạng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giải quyết cơ hội, thách thức của

hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của nhà nước trong việc giải quyết cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)