CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nhựa phân hủy sinh học
1.1.7. Ứng dụng của nhựa phân hủy sinh học
Polyme phân hủy sinh học có thể được xử lý bằng hầu hết các kỹ thuật xử lý thông thường với một số điều chỉnh về điều kiện xử lý. Đùn màng, ép phun, ép thổi, ép nhiệt là một số kỹ thuật xử lý được sử dụng. Ba lĩnh vực chính mà polymer phân hủy sinh học được ứng dụng gồm y học, bao bì và nơng nghiệp.
- Ứng dụng trong y học
Để được sử dụng trong lĩnh vực này, polymer phân hủy sinh học phải có ba đặc tính quan trọng là tính tương hợp sinh học, tính hấp thụ sinh học và tính bền cơ học. Các ứng dụng hiện tại của polymer phân hủy sinh học bao gồm cấy ghép phẫu thuật trong phẫu thuật chỉnh hình, mạch máu, làm cấu trúc xốp trong kỹ thuật mơ. Ngồi ra cịn được sử dụng làm chất nền có thể cấy ghép để giải phóng có kiểm sốt các loại thuốc bên trong cơ thể hoặc làm chỉ khâu hấp thụ, chỉ khâu tự tiêu.
- Ứng dụng trong bao bì
Trong cuộc sống hằng ngày, bao bì là một lĩnh vực quan trọng và sử dụng nhiều các polymer phân hủy sinh học để giảm khối lượng chất thải. Bên cạnh khả năng phân hủy sinh học, các chất tạo màng sinh học cịn có các đặc điểm khác như tính thấm khí, khả năng bịt
SVTH: Vũ Thị Ngọc Hiếu 9 kín ở nhiệt độ thấp,.. Các polymer phân hủy sinh học được sử dụng trong bao bì địi hỏi các đặc tính vật lý khác nhau, tùy thuộc vào sản phẩm được đóng gói và điều kiện bảo quản.
Polymer thiên nhiên phân hủy sinh học dùng để sản xuất bao bì phổ biến là polysaccharide, bao gồm tinh bột, cellulose và chitosan. Màng tinh bột có độ thấm thấp và do đó là vật liệu hấp dẫn để đóng gói thực phẩm. Chitosan được sử dụng trong bao bì giấy làm lớp phủ để sản xuất các loại bao bì ngăn dầu. Ngồi ra, màng chitosan có hiệu quả trong bảo quản thực phẩm và có thể được sử dụng làm bao bì kháng khuẩn.
- Ứng dụng trong nơng nghiệp
Đối với ứng dụng này, đặc tính quan trọng nhất của polymer phân hủy sinh học đó là khả năng phân hủy sinh học của chúng. Các polymer dựa trên tinh bột là các polymer sinh học được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này do chúng đáp ứng được cả tiêu chí phân hủy sinh học và có thời gian sống đủ để hoạt động.
Màng nhựa lần đầu tiên được giới thiệu cho việc khử trùng và phủ lớp phủ nhà kính vào những năm 1930. Cây non dễ bị sương giá và phải được che phủ. Các hoạt động chính của màng che phân hủy sinh học là duy trì độ ẩm, tăng nhiệt độ đất và giảm cỏ dại để cải thiện tốc độ phát triển của cây trồng. Sau đó nó sẽ tự phân hủy sau một thời gian nhất định dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các vi sinh vật trong đất. Màng phân hủy giúp cho thu hoạch thuận lợi, giảm giá thành sản xuất và không gây trở ngại cho vụ mùa sau.
Các polymer phân hủy sinh học còn được dùng để làm bao đựng phân bón, bao gói ủ, khay chứa hạt giống. Đặc biệt dùng để thải ra các hóa chất nơng nghiệp có kiểm sốt. Các loại thuốc trừ sâu, chất dinh dưỡng, phân bón,.. sẽ được phân tán hoặc được bao bọc bởi chất nền hoặc lớp phủ hoặc là một phần trong mạch phân tử của polymer phân hủy sinh học. Thường sử dụng các polymer tự nhiên như tinh bột, xenlulose, chitin…
Trong nông nghiệp biển, các nhựa phân hủy sinh học được sử dụng để làm dây thừng và lưới đánh cá.
SVTH: Vũ Thị Ngọc Hiếu 10 Ngoài các ứng dụng phổ biến trên, polymer phân hủy sinh học còn được dùng để làm một số bộ phận trong ô tô khi kết hợp với sợi gia cường để tạo vật liệu composite sinh học. Trong điển tử dùng làm các đĩa compact, vỏ máy tính. Ứng dụng làm lớp đệm, đá lát trong xây dựng, làm móc câu cá và gậy đánh gôn. [10]