Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng phân tử

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NHỰA POLYCAPROLACTONE (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng phân tử

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất chuyển hóa của phản ứng

Khi tăng nhiệt độ thì hiệu suất chuyển hóa tăng mạnh ở giai đoạn đầu sau đó tăng chậm và khơng đổi đối với tất cả các điều kiện thí nghiệm, hiện tượng này là do ban đầu các gốc tự do còn linh động dễ phản ứng, khi mạch phân tử phát triển dài hơn thì độ nhớt dung dịch tăng làm giảm hiệu suất chuyển hóa. Việc tăng nhiệt độ cũng làm tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp. Tuy nhiên nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thì hiệu suất phản ứng giảm là do tốc độ của các phản ứng thứ cấp tăng (chuyển mạch), quá trình này được làm rõ hơn qua độ suy giảm Mw.

Ảnh hưởng của tỷ lệ xúc tác tới hiệu suất chuyển hóa của phản ứng

Khi tăng nồng độ chất xúc tác, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn và xảy ra hoàn tồn, các monomer được kích hoạt càng nhiều, tạo nhiều ttung tâm hoạt động giúp phản ứng diễn ra mãnh liệt hơn, tạo sản phẩm có trọng lượng phân tử cao.

SVTH: Vũ Thị Ngọc Hiếu 27 ❖ Ảnh hưởng của nồng độ chất khơi mào tới hiệu suất chuyển hóa của phản ứng

Khi tăng nồng độ chất khơi mào ở một mức nhất định thì hiệu suất chuyển hóa tăng là do tăng nồng độ chất khơi mào thì tốc độ phản ứng tăng do tăng sự tương tác giữa các phân tử, làm tăng tốc hiệu suất chuyển hóa. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ chất khơi mào thì tốc độ phản ứng thứ cấp cũng tăng theo, dẫn tới làm giảm Mw của polymer.

Hiệu suất chuyển hóa chỉ tăng khi nồng độ chất khơi mào tăng đến một giá trị nhất định. Nếu vượt qua mức này do tốc độ phản ứng ban đầu lớn, phản ứng xảy ra hiện tượng cục bộ làm ảnh hưởng khả năng phản ứng của các monomer.

Ảnh hưởng của nồng độ monomer đến hiệu suất chuyển hóa của phản ứng

Khi tăng nồng độ monomer một mức nhất định thì hiệu suất chuyển hóa thành polymer tăng, điều này có thể giải thích là do khi tăng nồng độ monomer làm tăng sự tương tác giữa các phân tử monomer và gốc tự do, làm tăng tốc độ phản ứng. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ monomer vượt mức nhất định đó thì hiệu suất chuyển hóa giảm là do nồng độ monomer cao làm tăng các phản ứng thứ cấp, độ nhớt của dung dịch tăng nhanh cản trở sự di chuyển của gốc tự do, cản trở quá trình phát triển mạch, phản ứng xảy ra cục bộ, khó khống chế nhiệt.

SVTH: Vũ Thị Ngọc Hiếu 28

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NHỰA POLYCAPROLACTONE (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)