Giới thiệu về nhựa polycaprolactone

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NHỰA POLYCAPROLACTONE (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2.1. Giới thiệu về nhựa polycaprolactone

- Công thức hóa học: (C6H10O2)n

- Tên gọi theo IUPAC: (1, 7)- Polyoxepan- 2-one ; Poly(hexano-6-lactone) - Tên khác: 2-Oxepanone homopolymer; 6-Caprolactone polymer

SVTH: Vũ Thị Ngọc Hiếu 15

Hình 1.3: Công thức cấu tạo của PCL

Polycaprolactone-PCL là một polyester nhiệt dẻo, bán tinh thể, gồm các đơn vị lặp lại hexanoate và là một polyester aliphatic. PCL thường được tổng hợp bằng cách trùng hợp mở vòng ε-caprolactone có mặt chất xúc tác thích hợp, phổ biến là chất xúc tác Sn(Oct)2. Có mặt trong quá trình tổng hợp có thể có chất khơi mào thường là các chất chứa nhiều nhóm hydroxyl như diol (ethylen glycol, 1,4-butandiol,..), dẫn đến tạo ra các polymer có mạch kết thúc bằng nhóm hdroxyl và quyết định cấu trúc, dạng mạch của sản phẩm polycaprolactone cuối cùng.

Polycaprolactone đã được nghiên cứu kĩ lưỡng vì các đặc tính cơ học đặc biệt của nó và khả năng phân hủy sinh học, tương thích sinh học tốt. Tuy nhiên do tính kỵ nước nên thời gian phân hủy sinh học của polycaprolactone lâu hơn so với các polymer phân hủy sinh học khác như Polylactic acid (PLA) khoảng từ 3 – 4 năm. Do trong mạch có tồn tại các liên kết ester nên sẽ xảy ra phản ứng thủy phân làm giảm mạch phân tử. Ở các vùng vô định hình, quá trình phân hủy xảy ra nhanh hơn do sự sắp xếp các phân tử không trật tự như vùng tinh thể. Sự phân hủy có thể tự xúc bởi các acid cacboxylic được hình thành do quá trình thủy phân, hoặc nó cũng có thể được xúc tác bởi các enzyme.

Ngoài ra polycaprolactone còn có khả năng tương hợp nên PCL thường được pha trộn với các polymer khác chẳng hạn như polypropylene, polycarbonat, tinh bột, PLA,.. để tạo ra vật liệu với các đặc tính mong muốn. [12]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP NHỰA POLYCAPROLACTONE (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)