Các lí thuyết từ điển học và định nghĩa trong từ điển giải thích

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 29 - 37)

1.3.2.1. Các lí thuyết từ điển học

Từ điển học luơn cĩ mối quan hệ chặt chẽ với ngữ nghĩa học. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của ngữ nghĩa học, cơ sở lí thuyết để các nhà từ điển học biên soạn các mục từ cũng cĩ những sự biến đổi một cách linh hoạt.

Từ điển học truyền thống, với cơ sở là ngữ nghĩa học cấu trúc, xử lí các đơn vị từ vựng theo các lớp từ và quan niệm cấu trúc ngữ nghĩa của các đơn vị ngơn ngữ chỉ cĩ một lớp duy nhất. Việc miêu tả nghĩa từ vựng truyền thống, miêu tả nghĩa từ theo kiểu định nghĩa phân tích, đƣợc dựa trên tiền đề “cái đƣợc định nghĩa là một đơn vị ngơn ngữ”. Đây là định đề cho mơ hình định nghĩa logic hay mơ hình định nghĩa theo kiểu Aristote, định nghĩa bằng một câu gần nghĩa về mặt ngơn ngữ học mang tính giải thích. Cấu trúc của định nghĩa thƣờng gồm hai phần rõ ràng, một là giống gần, cái nêu lên sự khác biệt về loại mà từ thuộc về so với các loại khác cĩ thể cĩ, và hai là các dấu hiệu biệt loại, khu biệt cái đƣợc định nghĩa trong lịng lớp

gần với nĩ. Tiếp đến, lí thuyết về phân tích nghĩa tố hay phân tích thành tố thì cốt ở việc liệt kê các yếu tố khu biệt của nghĩa từ, tức các nét nghĩa hay nghĩa tố. Lí thuyết về nghĩa từ của F. Rastier [theo Rossi, M., 2001], ngƣời thuộc thế hệ thứ hai của chủ nghĩa cấu trúc, cũng là lí thuyết phân tích nghĩa tố, nhƣng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngữ cảnh. Cách tiếp cận này là một sự phát triển của ngữ nghĩa theo hƣớng ngữ dụng, coi “những từ riêng lẻ khơng phải là đối tƣợng của ngơn ngữ học”. Rasier khu biệt nghĩa tố chung (sèmes génériques), nghĩa tố bao cái đƣợc định nghĩa trong một phạm trù từ vựng cụ thể, với nghĩa tố biệt loại (sèmes spécifiques), tuy nhiên, lí thuyết phân tích nghĩa tố của Rastier khác lí thuyết phân tích nghĩa tố truyền thống ở việc dùng nghĩa tố vốn cĩ (sèmes inhérents), cái làm nên khái niệm cơ bản của từ và nghĩa tố riêng (sèmes afférents) cái đƣợc áp đặt bởi ngữ cảnh phát ngơn (contexte d'énonciation) của từ. Quan niệm này chấp nhận sự ảnh hƣởng mang tính quyết định của ngữ cảnh đến nghĩa từ.

Lí thuyết Từ điển học hệ thống đƣợc hình thành từ những năm 1970-1990 ở Nga, với các học giả lớn thuộc trƣờng phái Ngữ nghĩa học Matxcơva là Zholkovskij, Mel'chuk và Apresjan... Theo đĩ, vấn đề quan trọng nhất của từ điển học hệ thống gồm: nguyên lí về tính hệ thống của vốn từ vựng, nguyên lí về tính tích hợp của các miêu tả ngơn ngữ học, chân dung từ điển học [Lý Tồn Thắng, 2009a,b, 2010a,b]. Nguyên lí về tính hệ thống của vốn từ vựng dựa trên cơ sở lí thuyết: Tập hợp các ý nghĩa từ vựng trong một ngơn ngữ đƣợc tổ chức một cách hệ thống. Nhƣ vậy, về nguyên tắc, các mục từ thuộc cùng một kiểu loại phải cĩ một khuơn mẫu giải thích/định nghĩa thống nhất, chứa đựng những thơng tin cùng một kiểu về ý nghĩa, các thuộc tính ngữ pháp, khả năng kết hợp… Nguyên lí về tính tích hợp trong các miêu tả ngơn ngữ học đƣợc L.V. Serba phát biểu: “Từ điển và ngữ pháp đƣợc biên soạn tốt phải bao quát đƣợc mọi tri thức về ngơn ngữ đã cho. Chúng ta, tất nhiên, cịn xa mới đến đƣợc cái lí tƣởng này; nhƣng tơi cho rằng ƣu điểm của các cuốn từ điển và ngữ pháp phải đƣợc đo bằng khả năng nhờ dùng chúng mà ta tạo lập đƣợc bất kì câu đúng ngữ pháp nào trong tất cả mọi trƣờng hợp của cuộc sống và hồn tồn hiểu đƣợc khi nĩi bằng ngơn ngữ đĩ” [dẫn theo Lý Tồn Thắng,

2009b]. Điều đĩ cĩ nghĩa là việc miêu tả ngơn ngữ học gồm hai thành tố quan trọng nhất là từ điển và ngữ pháp (ngữ pháp ở đây gồm tất cả các quy tắc của ngơn ngữ, trong đĩ cĩ cả các quy tắc ngữ nghĩa). Theo nguyên lí này, nhà từ điển học khi biên soạn một từ nào, cần phải nắm đƣợc tất cả các quy tắc ngữ pháp liên quan đến từ đĩ và đƣa chúng vào trong mục từ. Quan niệm "chân dung từ điển học" là một quan niệm khác hồn tồn với từ điển học truyền thống. Theo quan niệm này, mỗi đơn vị từ vựng đƣợc miêu tả tồn bộ những thuộc tính, nhƣ một "tiểu thế giới", thơng qua tất cả các mối liên hệ của nĩ. Đặc biệt, ở cách giải thích ý nghĩa từ vựng, "chân dung từ điển học" cho rằng ý nghĩa khơng phải chỉ cĩ một lớp, ngang bằng nhau mà gồm một số lớp khác nhau nhƣ khẳng định, tiền giả định, khung tình thái, khung quan sát, duyên do. Các nhà từ điển học hệ thống cho rằng "khơng thể cĩ những quy tắc hồn hảo giải thích ý nghĩa của từ vị nếu trong mục từ khơng đƣa ra đƣợc các chức năng từ vựng-tức là những cái nhƣ: đồng nghĩa, trái nghĩa, chuyển loại, thƣợng danh, các phái sinh (...) cú pháp và ngữ nghĩa và các từ hƣ phục vụ chúng" [Lý Tồn Thắng, 2010c].

A. Wierzbicka là một trụ cột của trƣờng phái Ngữ nghĩa học Balan, những nghiên cứu của bà về ngơn ngữ lời giải thích, về nguyên tử ngữ nghĩa cũng chia sẻ nhiều tƣ tƣởng của từ điển học hệ thống. Định nghĩa tự nhiên của A. Wierzbicka là kiểu định nghĩa thành tố nhƣng đƣợc diễn đạt bằng các khái niệm gốc khơng cần phải định nghĩa. Định nghĩa kiểu này đƣợc viết bằng ngơn ngữ tự nhiên, gần với cách sử dụng tự phát của ngƣời nĩi. Cách tiếp cận của A. Wierzbicka là "thơng tin nằm trong định nghĩa, về cơ bản khơng bao hàm các đặc điểm khách quan của các chỉ vật của biểu thức ngơn ngữ mà bao hàm cái mà con ngƣời nghĩ về những chỉ vật này" [Geeraerts, D., 2015]. Những định nghĩa này nhằm đƣa cho ngƣời đọc một hình ảnh hồn hảo về đối tƣợng đƣợc định nghĩa. Tác giả muốn đƣa định nghĩa về nghĩa từ vựng “thốt ra khỏi những hạn chế nội-ngơn ngữ, hƣớng đến một mơ hình đan xen giữa việc miêu tả về mặt tín hiệu chân dung của vật quy chiếu, cái càng cần thiết trong các từ điển dành cho trẻ em, những độc giả vẫn thƣờng đồng nhất từ với sự vật…” [dẫn theo Rossi, M., 2001, pp.142].

Lí thuyết từ điển học tri nhận đƣợc sinh ra từ các quan điểm về ngữ nghĩa học tri nhận. Trong ngữ nghĩa học tri nhận, lí thuyết ngữ nghĩa điển mẫu của Eleanor Rosch “đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lĩnh vực phân tích ngữ nghĩa, một sự đứt gãy với mơ hình miêu tả cổ điển về nghĩa từ vựng (...)” [dẫn theo Rossi, M., 2001, pp.142]. Cách phân loại của lí thuyết này dựa trên một tiền giả định tri nhận và tâm lí học; đối tƣợng của nĩ nhằm thể hiện vật quy chiếu, tức là việc miêu tả nghĩa từ vựng đồng nhất cái đƣợc định nghĩa với điển mẫu. Mơ hình định nghĩa này ngƣợc hồn tồn với mơ hình định nghĩa cổ điển, nĩ đƣa ra một mơ hình miêu tả nghĩa linh hoạt, mềm dẻo, gần gũi với định nghĩa tự nhiên, và vì thế phù hợp với trẻ em. Cách tiếp cận từ điển học từ gĩc độ ngữ nghĩa học tri nhận đƣợc C. Ostermann trình bày kĩ lƣỡng trong tác phẩm mới xuất bản năm 2015. Trong đĩ, tác giả phối hợp các nguyên lí từ điển học truyền thống với các lí thuyết của ngữ nghĩa học tri nhận. Khái niệm từ điển học tri nhận đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Từ điển học tri nhận là cách áp dụng các lí thuyết ngơn ngữ học tri nhận vào việc thực hành từ điển theo truyền thống. Đây là một cách tiếp cận từ điển học mới cốt yếu ở việc miêu tả một ngơn ngữ theo các lí thuyết và những phát hiện của ngơn ngữ học tri nhận và kết hợp hai nguyên lí này với nhau với mục đích làm dễ dàng hơn việc hiểu các mục từ điển hoặc định nghĩa nhờ sự kích hoạt nhanh hơn của các ý niệm đƣợc nhấn mạnh" [Ostermann, C., 2015]. Trong đĩ, cấu trúc vĩ mơ của từ điển học tri nhận cĩ cơ sở lí thuyết là ngữ nghĩa học khung; định nghĩa của từ điển học tri nhận dựa trên lí thuyết ẩn dụ ý niệm;... (xem hình 1.2, tr.30).

Hình 1.2. Lược đồ từ điển học tri nhận (Nguồn: Ostermann, C., 2015)

Tác giả đã thử nghiệm đƣa ra các cách xử lí ba loại mục từ: danh từ chỉ ngƣời (person-denoting noun), danh từ trừu tƣợng: các từ ngữ chỉ tình cảm (abstract

nouns: emotion terms) và các tiểu từ (particles: mạo từ, phĩ từ, giới từ). Theo đĩ,

định nghĩa danh từ chỉ ngƣời theo từ điển học tri nhận cĩ mơ hình cấu trúc nhƣ sau:

conductor

TRAIN

In a TRAIN, a CONDUCTOR (or also GUARD) is responsible for checking and collecting or also selling the PASSENGERS' TICKETS; s/he furthermore is in charge of the train, making sure everything is in order or answering the passengers' questions. Conductors also travel on BUSES where they collect the fare. (Trong một chuyến TÀU, một NGƢỜI BÁN VÉ (hoặc cũng là NGƢỜI BẢO VỆ) cĩ trách nhiệm kiểm tra và thu hoặc bán VÉ, hơn nữa, chị/anh ấy cĩ trách nhiệm với đồn tàu, đảm bảo mọi thứ trật tự hoặc trả lời các câu hỏi của hành khách. NGƢỜI BÁN VÉ

cũng đi trên những chuyến xe buýt, nơi mà họ thu tiền vé)

conductor

ORCHESTRA

When an ORCHESTRA or CHOIR performs, either as a rehearsal or in front of an AUDIENCE, a CONDUCTOR stands in front on a podium and conducts, i.e. directs the MUSICIANS' PERFORMANCE with a baton (small thin stick). The MUSICIANS follow the CONDUCTOR'S movements so that all play in a coordinated way and the PERFORMANCE sounds good. (Khi một DÀN NHẠC hoặc ĐỘI HỢP XƢỚNG biểu diễn, diễn tập hoặc trƣớc KHÁN GIẢ, một NGƢỜI CHỈ HUY đứng trƣớc bục và chỉ huy, tức điều khiển CUỘC BIỂU DIỄN CỦA CÁC NHẠC CƠNG bằng một cái gậy (một cái que nhỏ, mỏng). Những NHẠC CƠNG theo sự chuyển động của NGƢỜI CHỈ HUY vì thế mà tất cả chơi một cách hịa hợp với nhau và CUỘC BIỂU DIỄN nghe hay). Trong đĩ, CONDUCTOR là đề (lemma), TRAIN và ORCHESTRA là những khung (frame) mà đề thuộc về. Phần cịn lại là lời định nghĩa, với những từ in hoa và gạch chân là những thành tố của khung.

Đối với các từ ngữ chỉ cảm xúc, định nghĩa cĩ dạng nhƣ sau:

pity. a feeling of love and sadness that you have when you see sb to whom bad

things have happened and who is not feeling good, it makes your heart heavy too, you are sorry and feel close to this person. (đáng thƣơng. một cảm giác của tình yêu và nỗi buồn mà bạn cĩ khi bạn thấy ai đĩ mà những điều xấu xảy đến với họ và ngƣời đĩ đang cảm thấy khơng tốt, nĩ làm cho trái tim bạn cũng nặng nề, bạn ái ngại và cảm thấy gần gũi với ngƣời đĩ).

sympathy. a warm feeling of love filling your heart that you have when sb is in

a bad situation and not feeling good, you want to show that you know it and feel sorry for them, you care and feel involved. (tốt bụng. một cảm giác ấm áp của tình yêu ngập tràn trái tim bạn mà bạn cĩ khi ai đĩ ở trong một hồn cảnh tồi tệ và khơng cảm thấy tốt, bạn muốn cho thấy rằng bạn biết điều đĩ và cảm thấy ái ngại vì điều đĩ, bạn quan tâm và cảm thấy cĩ liên quan).

1.3.2.2. Định nghĩa trong từ điển giải thích

Định nghĩa trong từ điển giải thích cho trẻ em về cơ bản phải tuân theo những nguyên tắc của định nghĩa nĩi chung trong từ điển giải thích. Vì thế, trƣớc khi tìm hiểu những đặc điểm của định nghĩa dành cho trẻ em, dƣới đây, chúng tơi sẽ điểm qua một số vấn đề khái lƣợc nhất liên quan đến định nghĩa nĩi chung.

Định nghĩa trong từ điển phổ thơng đƣợc hiểu là "I đg. Dùng từ ngữ làm rõ nghĩa của từ hoặc nội dung của khái niệm. II d. Lời định nghĩa. Định nghĩa của từ trong từ điển." [Viện Ngơn ngữ học, 2006].

Trong Từ điển về từ điển, mục từ Definition đƣợc giải thích nhƣ sau:

“Bộ phận trong cấu trúc vi mơ của một cơng trình tra cứu, các cơng trình này cĩ đƣa ra việc giải thích nghĩa của từ, ngữ hay thuật ngữ. Định nghĩa cung cấp một chức năng chủ yếu: nĩ là nơi mà ngƣời biên soạn ấn định và ngƣời dùng tìm kiếm các thơng tin ngữ nghĩa. Từ điển phổ thơng đơn ngữ cung cấp các định nghĩa trong một vị trí nổi bật ngay đầu các mục từ (do đĩ, nĩ cịn đƣợc gọi là từ điển định nghĩa hay từ điển giải thích), luơn luơn ở dạng một lời “bình luận” về “chủ đề” đƣa vào qua từ đầu mục. Mối quan hệ giữa từ đƣợc giải thích (“definiendum”/ cái đƣợc giải thích) và lời giải thích (“definiens”/ cái giải thích) rất phức tạp và phụ thuộc mục đích của việc định nghĩa và phong cách định nghĩa đƣợc sử dụng” [Hartmann, R.R.K. & James G., 2002].

Nhƣ vậy, đối với từ điển học, định nghĩa là thơng tin về ngữ nghĩa, một thơng tin quan trọng nhất trong các thơng tin về đầu mục, bên cạnh các thơng tin nhƣ: ngữ âm, chính tả, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, từ nguyên, mối quan hệ hệ thống của ngơn ngữ nhƣ đồng nghĩa, trái nghĩa, về tần số sử dụng, v.v…

Trong lí thuyết từ điển, khi nĩi đến định nghĩa, ngƣời ta thƣờng đề cập đến chức năng, nguyên tắc, phƣơng pháp, và những tiêu chí để đánh giá một định nghĩa. Về chức năng, chức năng cơ bản của định nghĩa là “giải mã” và “mã hĩa”. Định nghĩa cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: sử dụng các từ đơn giản hơn từ đang đƣợc định nghĩa; tránh “vịng vo”: tức là định nghĩa Y là X và X là Y; các định nghĩa nên thay thế đƣợc: định nghĩa nên đƣợc viết theo cách mà nĩ cĩ thể đƣợc thay

thế cho một từ đang đƣợc định nghĩa trong bất kì một bối cảnh nào mà nĩ xuất hiện; đặt mục tiêu để tiết kiệm tối đa.

Chúng ta thấy một số mơ hình định nghĩa sau thƣờng đƣợc sử dụng:

- Định nghĩa bằng cách phân tích tự nhiên: Đây là phƣơng pháp thƣờng đƣợc

truyền thống từ điển học sử dụng cho việc định nghĩa các thực từ. Lời định nghĩa nêu lên các đặc điểm biệt loại của sự vật, hiện tƣợng, hành động, trạng thái, tính chất mà đơn vị ngơn ngữ biểu thị.

- Định nghĩa bằng từ bao: cũng chính là định nghĩa bằng cách phân tích nhƣng cĩ sử dụng từ bao trƣớc khi nêu các nét biệt loại và cũng thƣờng đƣợc áp dụng cho các thực từ.

- Định nghĩa bằng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa: Cấu trúc lời định nghĩa đơn

giản là một hoặc một vài từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đầu mục. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhiều nhất cho các tính từ.

- Định nghĩa bằng lối so sánh: Là phƣơng pháp định nghĩa bằng cách chỉ ra

một vật cĩ trong thực tế để ngƣời dùng tự hình dung. Mơ hình này thƣờng đƣợc áp dụng khi định nghĩa các từ ngữ chỉ màu sắc, mùi vị,…

- Định nghĩa bằng cách nêu chức năng của từ: Thƣờng áp dụng khi định nghĩa các hƣ từ, bằng cách nêu chức năng, vai trị của những từ đĩ trong câu.

Từ đĩ, ngƣời ta cĩ một số tiêu chí để đánh giá thế nào là một định nghĩa tốt: chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, cung cấp đủ thơng tin. Trong đĩ:

(i) Tính chính xác cĩ nghĩa là định nghĩa phải cung cấp các thơng tin đúng đắn, chính xác về đơn vị từ vựng.

(ii) Tính ngắn gọn cĩ nghĩa là định nghĩa cần ngắn gọn, khơng đƣa vào những từ ngữ, thơng tin thừa nhằm tiết kiệm chỗ trong từ điển và tránh ảnh hƣởng đến khả năng tiếp nhận thơng tin và thời gian đọc định nghĩa của ngƣời tra cứu.

(iii) Tính dễ hiểu địi hỏi một định nghĩa tối thiểu cần phải đáp ứng ba yêu cầu sau: Một là, ngơn ngữ đƣợc sử dụng phải thích hợp với các kĩ năng ngơn ngữ và các kiến thức chuyên mơn đƣợc giả định trƣớc của ngƣời sử dụng. Hai là, nếu định nghĩa cĩ các từ đa nghĩa (thực tế hầu hết các định nghĩa đều cĩ), thì các từ đĩ khơng

nên sử dụng các nét nghĩa ít xuất hiện hoặc khơng điển hình. Ba là, ngƣời sử dụng khơng cần phải tham khảo định nghĩa khác để hiểu định nghĩa mà họ đang tra cứu.

(iv) Tính cung cấp đủ thơng tin thể hiện ở 3 yếu tố: Một là, tối thiểu, một định

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)