Ngữ liệu so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 43 - 45)

Hiện nay, trên thị trƣờng cĩ rất nhiều từ điển mang tên là "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh" một cách chung chung, tức khơng phân biệt học sinh theo lứa tuổi. Trong khi đĩ, hiển nhiên là trình độ nhận thức cũng nhƣ tâm lí của học sinh tiểu học hồn tồn khác học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thơng. Do vậy, những cuốn từ điển đĩ khơng phải là đối tƣợng khảo sát của luận án. Số các từ điển cĩ xác định đối tƣợng là "dành cho học sinh tiểu học" thì ít hơn, trong số đĩ chỉ hai cuốn cĩ trình bày quy cách biên soạn, lời nĩi đầu, hƣớng dẫn sử dụng,... Qua đĩ, những tác giả của hai cuốn này thể hiện rõ những đặc điểm riêng biệt của từ điển

nhằm phục vụ đối tƣợng sử dụng là HSTH. Đĩ là lí do khiến chúng tơi chọn hai cuốn này:

(1) Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Đào Thản, Nguyễn Đức Tồn (1999), Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học, Nxb. Giáo dục, H (NNY). Từ điển này chỉ giải thích

những từ khĩ, gồm khoảng trên 4000 mục từ, đã đƣợc tái bản nhiều lần.

(2) Nguyễn Hạnh, Trần Thị Hạnh Nguyên (2007), Từ điển cĩ minh họa dành cho học sinh tiểu học, Nxb. Trẻ (NH). Từ điển NH gồm khoảng 9000 mục từ, theo

các tác giả thì đĩ là những từ xuất hiện trong bộ sách giáo khoa tiểu học.

Để làm rõ sự tƣơng đồng và khác biệt giữa lời định nghĩa trong hai cuốn từ điển dành cho HSTH này với lời định nghĩa trong từ điển dành cho ngƣời dùng phổ thơng, chúng tơi chọn cuốn từ điển (3) Viện Ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học, Hà Nội-Đà Nẵng (VNNH), là một cuốn từ điển gồm khoảng 40.000 mục từ, đã đƣợc Giải thƣởng nhà nƣớc về khoa học và cơng nghệ, cho đến nay vẫn đƣợc tái bản đều đặn.

Về việc phân định từ loại, ngƣời ta thƣờng hay nhắc đến các cơng trình Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 của

Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại) của Đinh Văn Đức (2010),… Từ gĩc độ từ điển học, Từ điển VNNH áp dụng cách phân định từ loại của Ủy ban Khoa học xã hội. Thế nhƣng, khi khảo sát kiến thức về từ loại đƣợc đƣa vào trong chƣơng trình Tiểu học hiện hành, chúng tơi nhận thấy nội dung kiến thức ở đây lại gần với cách phân định từ loại của tác giả Đinh Văn Đức. Theo đĩ, tồn bộ vốn từ vựng đƣợc chia thành thực từ, hƣ từ và tình thái từ. Thực từ gồm ba từ loại chủ yếu là danh từ, động từ, tính từ. Hƣ từ gồm cĩ hư từ từ pháp (từ phụ) và hư từ cú pháp

(liên từ, giới từ). Tình thái từ đƣợc tách ra thành tiểu từ tình thái và trợ từ. Để cĩ cơ

sở lựa chọn các mục từ khảo sát trong từ điển tiếng Việt dành cho HSTH và nhằm hƣớng tới việc xây dựng một cuốn từ điển dành cho HSTH trong tƣơng lai, về cơ bản, nên áp dụng cách phân định từ loại này, tuy cần bổ sung và tham khảo thêm cách phân định động từ, tính từ thành các tiểu loại theo kiến thức học sinh đƣợc học ở tiểu học [Đỗ Việt Hùng, 2009].

Việc khảo sát tồn bộ các từ trong các từ điển là điều rất khĩ khăn, nên trong khuơn khổ một chƣơng của luận án, chúng tơi dùng phƣơng pháp lựa chọn ngẫu nhiên cĩ định hƣớng một số vần cĩ số lƣợng lớn trong từ điển và trải ra cả ở ba phần đầu, giữa, cuối từ điển. Đĩ là các vần C, L, M, N, T và chỉ lấy những từ cùng xuất hiện trong cả hai từ điển nhằm đảm bảo đƣợc đây là những từ ngữ khơng quá xa lạ với trẻ em. Theo đĩ, các danh từ đƣợc khảo sát ở vần C, cĩ 138 danh từ xuất hiện trong cả hai từ điển. Tuy nhiên, cần phải loại trừ bốn trƣờng hợp sau do xếp nhầm từ loại: ca múa, cổ động, vốn là động từ, và do VNNH khơng thu thập: chất bổ, của báu. Do đĩ, số lƣợng các mục từ đƣợc so sánh chỉ cịn 134 mục. Cũng vậy,

đối với các động từ, chúng tơi khảo sát các vần L, M, N, với số lƣợng nhƣ sau: 156 mục từ cùng xuất hiện trong cả hai từ điển; nhƣng trong VNNH khơng cĩ: làm dâu,

làm rể, lắng tai, lựa lời, mệt lả, ngỏ ý. Do vậy, danh sách khảo sát là: 150 mục từ.

Các tính từ sẽ đƣợc khảo sát ở vần T, 112 mục từ cùng xuất hiện trong cả hai từ điển; trong đĩ khơng cĩ trong VNNH mục từ trơ trơ. Vì vậy, số lƣợng từ khảo sát là: 111 mục. Các tình thái từ và quan hệ từ đƣợc khảo sát tồn bộ do số lƣợng đƣợc đƣa vào hai cuốn từ điển dành cho HSTH ít.

Từ đối tƣợng khảo sát nhƣ trên, chúng tơi tìm hiểu hai nội dung: phương pháp

định nghĩa và nội dung lời định nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)