Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của tính từ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 108 - 115)

a tht4: từ dùng cuối câu với ý cảm thấy lạ Vd1: Ơng đấy ! Vd2: Anh sống sung

3.3.3. Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của tính từ

Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp lại trong bảng 3.3 sau:

STT

Mơ hình giải thích

xanh trịn gần nhiều nặng tốt vui

linh thiê ng Tổng 1. Giải thích bằng từ bao 18 14 24 35 24 26 32 21 194 2. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống 0 2 20 27 20 21 24 25 139 3. Giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế 40 44 0 0 5 0 0 0 89 4. Giải thích bằng ví dụ 18 10 10 8 9 9 9 0 73 5. Giải thích bằng từ trái nghĩa 0 4 17 3 8 3 0 0 35 6. Giải thích bằng cách nêu từ loại 3 6 2 4 4 4 2 2 27 7. Giải thích bằng từ đồng nghĩa 0 0 0 1 0 0 5 14 20 8. Giải thích bằng cách phân 0 1 9 0 5 0 0 0 15

9. Giải thích bằng cách chiết tự 0 0 0 0 0 0 0 13 13 10. Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa 0 0 0 0 2 4 2 0 8 11. Giải thích bằng cách nêu chức năng của từ 0 0 0 0 0 2 0 0 2

12. Khơng cĩ thơng tin 1 2 3 4 5 6 8 8 37

Tổng 80 83 85 82 82 75 82 83 652

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp mơ hình giải thích các tính từ của HSTH 3.3.3.1. Giải thích bằng từ bao (194/652)

Đây là cách giải thích đƣợc sử dụng trong tất cả các tính từ và cũng giống nhƣ ở phần danh từ, động từ, chúng chiếm số lƣợng nhiều nhất. Các từ bao hầu hết là danh từ, ngồi ra cịn cĩ động từ, nhƣng khơng cĩ các tính từ. Đây là một vấn đề cần suy nghĩ.

Tùy từng từ mà trẻ em sử dụng những từ bao là các danh từ khác nhau. Với từ

gần, trẻ dùng rất nhiều từ bao khác nhau, nhƣ: thứ/ vật/ cái/ nơi/ khoảng cách..., ví

dụ: Từ “gần” cĩ nghĩa là một sự vật gì đĩ rất gần chỗ mình (4 nữ); Từ “gần” cĩ nghĩa là: một nơi mình sắp đến, hay một nơi mình đứng rất là sát. Ví dụ như: “Mình gần đi bộ tới trường rồi!” (4 nữ). Với từ nhiều, tình hình cũng tƣơng tự nhƣ

vậy: vật/ thứ/ cái/ đồ vật/ trạng thái/ số lƣợng..., ví dụ: Từ “nhiều” nghĩa là: Chỉ trạng thái cĩ nhiều đồ vật. (5 nam); “Nhiều” cĩ nghĩa là một cái gì đĩ cĩ rất nhiều. Ví dụ: + Ơng ấy rất nhiều kẹo hay; + Cơ ấy nuơi nhiều mèo… (5 nam). Với từ nặng: tính chất/ vật/ mức độ/ trọng lƣợng/ khối lƣợng/ số lƣợng..., ví dụ: Từ “nặng” cĩ nghĩa là: Một số lượng kg, gam, tấn, tạ, yến,... ở trong cơ thể mình hoặc ở một đồ vật nào đĩ như cái xe ơ tơ, xe máy... (5 nam). Hay với từ linh thiêng thì từ bao

rất đa dạng: thứ/ vật/ cái/ đồ dùng/ thần/ ngƣời/ linh hồn/ nơi/ hoặc cụ thể hơn là: đình/ chùa/ đền/ lăng Bác,... ví dụ: Ling thiêng là một thứ gì đĩ thật cao quý và phải

trân trọng. Ví dụ như những đồ cổ (4 nữ); Từ “linh thiêng” cĩ nghĩa là một vật

hoặc một nơi nào đĩ do các vị thần thánh canh giữ và bảo hộ đĩ gọi là “linh

thiêng”. Ví dụ như câu: “Vùng đất Thăng Long rất linh thiêng” (4 nữ).

Cĩ những tính từ đƣợc giải thích khơng chỉ bằng từ bao là danh từ mà cịn bằng từ bao là động từ. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp từ tốt, từ bao danh từ: tính nết, đức

tính, phẩm chất, người; từ bao là động từ: làm việc, học. Ví dụ: Em hiểu từ tốt cĩ nghĩa là tính nết của con người (3 nam); Tốt là: Làm điều đúng đắn khơng làm

điều sai trái và khơng gây hại cho mọi người (3 nữ). Những lời giải thích nhƣ thế

này chứng tỏ việc hiểu nghĩa từ của trẻ chƣa đƣợc thấu đáo. Ở lời giải thích thứ nhất, tính nết là một phạm trù rất rộng và đĩ cũng khơng phải là một phẩm chất,

tính chất của sự vật, con ngƣời. Ở lời giải thích thứ hai, lời giải thích chỉ đầy đủ khi biến nĩ thành một câu, chẳng hạn "Khi ai đĩ làm điều đúng đắn khơng làm điều sai

trái và khơng gây hại cho mọi người, thì ta gọi người đĩ là người tốt". Và ở đây,

thay vì giải thích từ tốt, các em giải thích nĩ trong ngữ cảnh người tốt. Bởi lẽ chính động từ làm đã bao hàm sự xuất hiện của "ngƣời" rồi.

Ở Chƣơng 1, luận án đã đề cập, nghiên cứu của tác giả S. Marinellie [Marinellie, S.A., 2010] cho thấy trẻ em nhận thức nghĩa danh từ dễ dàng hơn nghĩa động từ và tính từ. Điều đĩ cĩ thể giải thích cho xu hƣớng dùng ngữ danh từ để giải thích cho tính từ của trẻ em.

Trong khi đĩ, trong các từ điển, tính từ thƣờng đƣợc giải thích theo mơ hình "cĩ + danh từ-thuộc tính của danh từ", hoặc "ở + mức độ/tình trạng-thuộc tính", hoặc bằng các tính từ khác:

NH: tốt tt1: cĩ nhiều đức tính cao đẹp. Vd: Ngƣời tốt.

tốt tt2: cĩ chất lƣợng cao. Vd: Giấy tốt. tốt tt3: thuận lợi. Vd: Thời tiết tốt.

VNNH: tốt I. t. 1 Cĩ phẩm chất, chất lƣợng cao hơn mức bình thƣờng. Giấy tốt. Vải

tốt. Làm việc tốt. 2 Cĩ những biểu hiện đáng quý về tƣ cách, đạo đức, hành vi, quan

hệ, đƣợc mọi ngƣời đánh giá cao. Tính tốt. Người bạn tốt. Đối xử tốt với mọi người.

Gương người tốt, việc tốt. 3 Vừa ý, khơng cĩ gì làm cho phải phàn nàn. Kết quả tốt. Máy chạy tốt. Đồn kết tốt với nhau. 4 Thuận lợi, cĩ khả năng mang lại nhiều điều

hay. Thời tiết tốt. Khơng khí trong lành tốt cho sức khoẻ. Triệu chứng tốt. 5 (kết hợp hạn chế) ở tình trạng phát triển mạnh, biểu hiện cĩ nhiều sức sống (thƣờng nĩi về cây cỏ). Lúa tốt ngập bờ. Cỏ mọc tốt. Tĩc chĩng tốt. 6 (kết hợp hạn chế) Đẹp. Văn

Những lời giải thích trên đối với trẻ em dƣờng nhƣ quá khái quát. Trong NH giải thích "cĩ nhiều đức tính cao đẹp" thì, trẻ em cần phải hiểu thế nào là đức tính cao đẹp. Trẻ em cần một cái gì đĩ cụ thể hơn, nhƣ lời giải thích của trẻ bằng ngữ động từ đã trích dẫn bên trên cho thấy: "Làm điều đúng đắn khơng làm điều sai trái

và khơng gây hại cho mọi người". Ở những trƣờng hợp nhƣ thế này, định nghĩa

dạng câu hoặc miêu tả cảnh huống cĩ lẽ là một giải pháp tốt.

3.3.3.2. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống (139/652)

Những cảnh huống mà trẻ em gợi lên để giải thích tính từ thƣờng liên quan đến bản thân, gia đình, bạn bè, nhà trƣờng, tức mơi trƣờng hoạt động của trẻ. Ví dụ:

bản thân: Từ nặng cĩ nghĩa là: nếu em để chậu nước em đổ nước đi thì cái chậu bê sẽ rất nhẹ cịn em để chậu nước nguyên cĩ nước em bê nên sẽ cĩ thể bị ngã hoặc đổ nước. thế người ta gọi là nặng (4 nữ)

gia đình: Tớ sẽ giải thích cho bạn về từ nhiều là như thế nào? Nhiều cĩ nghĩa

là: chỉ hoa quả cây cối, hoa. Ví dụ: mẹ cậu mua một cân táo, trong đĩ cĩ 30 quả táo chẳng hạn thì đấy là số nhiều. Cịn mẹ cậu mua 3 quả lê thì đấy là số ít. (3 nữ)

nhà trƣờng: Cĩ nghĩa là: tơi và bạn bê hộ cơ mỗi người 1 chồng sách, chồng sách của bạn nặng 2 kg, chồng sách của tơi nặng 1 kg nên chồng sách của bạn nặng hơn chồng sách của tơi 1 kg. (3 nữ)

Các cảnh huống thƣờng kèm theo những con số cụ thể, nhƣ các trƣờng hợp trên cũng minh chứng phần nào. Và quan niệm của HSTH về các con số rất khác nhau. Ví dụ những lời giải thích từ gần cho thấy khoảng cách đƣợc đánh giá là gần cĩ thể từ vài cm đến một km: Cĩ nghĩa là ở trước mặt hoặc cách mình vài cm (4 nam) và

Người bạn đang đứng ở ngay chỗ mình đang đứng. Khoảng cách hai người khơng quá một km (4 nam).

Những điều phân tích trên cho thấy một số điều cần lƣu tâm khi vận dụng cách giải thích này để biên soạn các tính từ trong từ điển dành cho HSTH. Đĩ là cần nghĩ đến những cảnh huống gần gũi với trẻ em, và bên cạnh sự khái quát cần cĩ của những lời giải thích trong từ điển, cần quan tâm đến những chi tiết cụ thể, phù hợp

với lối tƣ duy của trẻ. Đối với các tính từ, do sự khĩ khăn khi thụ đắc nghĩa của nĩ, đây là một trong những mơ hình định nghĩa quan trọng.

3.3.3.3. Giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế (89/652)

Giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế là một cách giải thích của từ điển học truyền thống, thƣờng áp dụng với các nhĩm từ chỉ màu sắc, mùi, vị... Trong khi giải thích từ ngữ, trẻ em cũng áp dụng cách này khá nhiều. Bên cạnh những điểm tƣơng đồng với truyền thống, trong lời giải thích của HSTH cịn mang nhiều nét riêng, phản ánh thế giới trẻ thơ. Chẳng hạn, khi giải thích cho từ xanh,

chúng ta thấy chủ yếu HSTH chỉ ra đĩ là màu của cây, của nƣớc biển, là những điển mẫu mang màu xanh, giống nhƣ trong các từ điển từ xƣa đến nay: Từ “xanh” cĩ nghĩa là: chỉ một màu sắc của lá cây hay biển cả. (5 nam). Nhƣng khi giải thích cho

từ trịn, từ nặng,... hình ảnh đƣợc HSTH gợi lên rất đa dạng, phong phú và rất khác:

Từ trịn là loại hình rất trịn, chẳng hạn cậu cĩ một thứ đồ chơi là quả bĩng. Vậy quả bĩng là hình trịn. Cịn nữa cậu cĩ một cái nắp chai. Vậy đĩ là hình trịn (3 nữ)

hay khi giải thích từ nặng: Nặng cĩ nghĩa là một con vật nặng cực kì như: voi, hổ,...

hoặc 1 bạn nào ăn nhiều đến nỗi hư cái cân. (4 nữ) (!). Quả thật, đối với trẻ em, con

voi, con hổ là những hình mẫu điển hình của sự to lớn, hay hình ảnh một cậu bạn to béo vì ăn nhiều. Cách giải thích này cho thấy đối với trẻ em, nghĩa các tính từ đƣợc hiểu thơng qua thuộc tính của những sự vật, sự việc, con ngƣời rất điển hình mà vẫn mang những nét đặc thù thuộc về thế giới của trẻ em.

3.3.3.4. Những cách giải thích khác

Ngồi ba cách giải thích chiếm tỉ lệ lớn nhƣ ở trên, phần cịn lại dành cho 8 cách giải thích khác, lần lƣợt từ nhiều đến ít là giải thích bằng ví dụ, dùng từ trái

nghĩa, nêu từ loại, dùng từ đồng nghĩa, phân tích tự nhiên, chiết tự, ví dụ chua nghĩa, nêu chức năng từ. So với những lời giải thích danh từ và động từ thì độ tập

trung cách giải thích tính từ khơng lớn, mà trải ra nhiều cách khác nhau, nhƣ số liệu trong bảng 3.4. đã cho thấy.

Cách giải thích bằng ví dụ (73/652) đƣợc nhiều trẻ em áp dụng và qua đĩ,

câu: Cĩ lẽ là: bạn tốt, người tốt, học tốt, cái tốt, tốt hơn (3 nam); Từ gần cĩ nghĩa là

rất gần. Ví dụ: Đoạn đường từ nhà em đến trường rất gần (5 nữ).

Giải thích bằng cách dùng từ trái nghĩa (35/652) đƣợc trẻ em đƣa vào bằng những từ ngữ rất khác nhau, đơi khi khơng phải đơn thuần là từ phủ định, mà là những từ ngữ nhƣ: khơng lo, được so sánh với, khơng phải là... Ví dụ: Từ “trịn” cĩ

nghĩa là một loại hình khơng lo bị méo (3 nữ) hay Nặng cĩ nghĩa là một thứ đồ vật hoặc con vật gì đĩ cĩ một trọng lượng khơng phải nhẹ mà là rất nặng. (k).

Giải thích bằng cách nêu từ loại (27/652). Đối với các tính từ, hầu hết HSTH

đều nêu đúng từ loại, sau đĩ kèm thêm các nét khu biệt. Ví dụ: Từ xanh cĩ nghĩa là

tính từ chỉ màu sắc (5 nữ) hoặc Từ “nhiều” ở đây cĩ nghĩa là một tính từ chỉ số lượng của những thứ đếm được và khơng đếm được và đơi lúc thay thế cho số đếm

(5 nữ). Cĩ khi, trẻ em cịn nêu đƣợc các từ loại khác nhau mà tính từ thuộc về, cho đƣợc những ví dụ chuẩn xác cho từng trƣờng hợp. Ví dụ: Vui là từ chỉ tính từ hoặc

động từ như câu sau: “Em rất vui khi được điểm 10” là từ chỉ tính từ. Cịn câu: “Bạn Lan đang vui chơi” là từ chỉ động từ. Suy ra vui là tính từ và động từ (4 nữ).

Giải thích bằng từ đồng nghĩa (20/652) Cách giải thích các tính từ bằng từ

đồng nghĩa trong từ điển nhƣ trên đã thấy, chiếm tới 45%. Vậy mà chỉ cĩ 3% câu trả lời của trẻ em sử dụng cách này. Tính hiệu quả của cách giải thích này khơng cao, dễ dẫn ngƣời dùng từ điển đi loanh quanh từ từ này sang từ khác. Ví dụ: Từ “vui” cĩ nghĩa là thích thú hớn hở (5 nữ); Từ linh thiêng cĩ nghĩa là gần giống như nghĩa của từ linh nghiệm (5 nam).

Giải thích bằng cách phân tích tự nhiên (15/652). Cách giải thích này đƣợc HSTH dùng một cách phổ biến để giải thích các danh từ nhƣng lại đƣợc dùng rất ít để giải thích các tính từ. Ví dụ: Cách một khoảng khơng gian ngắn. (3 nam); Khĩ mang chuyển… vì cĩ lượng nặng lớn (4 nam).

Giải thích bằng cách chiết tự (13/652). Cách giải thích này chỉ đƣợc áp dụng duy nhất với tính từ là từ ghép linh thiêng, bởi lẽ chỉ duy nhất từ này là song tiết

trong số những từ đƣợc hỏi. HSTH cĩ thể giải thích bằng cách tách hai yếu tố cấu tạo từ ra hoặc bằng cách đƣa ra những từ ghép khác cĩ chứa từng yếu tố đĩ. Ví dụ:

“Linh thiêng” cĩ nghĩa là: linh ứng và thiêng liêng (5 nữ); Cĩ nghĩa là rất linh và thiêng (5 nam).

Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa (8/652). Những lời giải thích theo cách này cho thấy nhận thức rất rõ ràng về nghĩa từ của trẻ em. HSTH cĩ khả năng phân biệt rõ từng nghĩa của từ cùng với những ngữ cảnh sử dụng khác nhau của từ đĩ: Ví dụ

trong câu: “Bạn Lan rất tốt bụng” thì từ “tốt” đĩ cĩ nghĩa là bạn Lan thường hay giúp mọi người. Cịn câu sau “Bạn Mai học tốt mơn Tốn” thì từ “tốt” lại cĩ ý nghĩa khác. Câu này cĩ nghĩa là bạn Mai học rất tốt cịn nĩi là giỏi mơn Tốn. Suy ra từ “tốt” là từ cĩ nhiều nghĩa. (4 nữ). Ví dụ cĩ thể là một câu nhƣ trƣờng hợp

trên, cũng cĩ thể là một từ ghép. Tuy nhiên, phần giải thích khơng phải lúc nào cũng mang tính khu biệt cao, nhƣ trƣờng hợp sau: Vui cĩ nhiều nghĩa như: - vui vẻ:

điều gì đĩ hài hước làm mình cười vang; - vui tươi: điều hài hước nhỏ nhắn. Vậy: Vui cĩ nghĩa là hài hước và thú vị khiến mình cười hoặc vui những lúc mà kết quả mình mong đợi đã thành cơng. (5 nữ)

Giải thích bằng cách nêu chức năng từ (2/652). Khi sử dụng cách giải thích này, trẻ em chỉ ra từ cần giải thích dùng để làm gì. Đơi khi, ý diễn tả chức năng này cũng khơng đƣợc HSTH nĩi lên một cách tƣờng minh. HSTH giải thích: Từ tốt cĩ

nghĩa là: khen ngợi con người, sự vật,... phát triển lên (5 nữ).

3.3.3.5. Khơng cĩ thơng tin (37/652). Con số trẻ em khơng trả lời cũng chiếm

một tỉ lệ đáng kể, giống nhƣ các trƣờng hợp danh từ, động từ.

3.3.3.6. Một số nhận xét

Phân tích kết quả khảo sát cách HSTH giải thích tính từ, cĩ thể thấy :

Thứ nhất, về mặt số lƣợng, HSTH đã sử dụng tới 11 cách để giải thích nghĩa các tính từ, con số đĩ trong từ điển là 5 cách. Những cách trẻ em sử dụng nhiều nhất theo thứ tự là giải thích bằng từ bao, bằng cách miêu tả cảnh huống, bằng cách chỉ ra và bằng ví dụ. Trong khi đĩ, trong từ điển, các tác giả sử dụng nhiều nhất cách định nghĩa bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, bằng cách phân tích tự nhiên, tiếp đĩ mới là bằng từ bao và chiết tự.

Thứ hai, xét về từng cách định nghĩa, cĩ thể thấy một số vấn đề sau. Về cách giải thích bằng từ bao, khơng phải ngẫu nhiên mà các tác giả từ điển khơng sử dụng nhiều phƣơng pháp này để định nghĩa tính từ. Lí do là vì hiệu quả của nĩ khơng cao lắm và chỉ cĩ thể phù hợp với những tính từ đƣợc cấu tạo bậc 2. Chẳng hạn nhƣ đỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)