Nhận xét chung về cách thức học sinh tiểu học giải thích nghĩa từ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 122 - 128)

a tht4: từ dùng cuối câu với ý cảm thấy lạ Vd1: Ơng đấy ! Vd2: Anh sống sung

3.3.6. Nhận xét chung về cách thức học sinh tiểu học giải thích nghĩa từ

Nhƣ vậy, ở chƣơng 3, luận án đã miêu tả, phân tích kết quả khảo sát cách thức HSTH giải thích nghĩa một số từ ngữ theo các nhĩm từ loại. Cĩ thể trình bày tổng hợp những điều đĩ trong Bảng 3.6 dƣới đây:

Mơ hình giải thích Danh

từ động từ Tính từ thái từ Tình từ Tổng Tỉ lệ % 1. Giải thích bằng từ bao 461 391 194 0 0 1046 39 2. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống 38 202 139 12 59 450 17 3. Giải thích bằng ví dụ 33 100 73 3 12 221 8 4. Giải thích bằng cách 33 5 2 46 90 176 7

nêu chức năng của từ 5. Giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế 78 0 89 0 0 167 6 6. Giải thích bằng cách phân tích tự nhiên 79 4 15 0 0 98 4 7. Giải thích bằng cách nêu từ loại 7 5 27 4 27 70 3 8. Giải thích bằng từ đồng nghĩa 16 29 20 0 4 69 2,5 9. Giải thích bằng từ trái nghĩa 0 1 35 0 1 37 1 10. Giải thích bằng cách thực từ hĩa 0 0 0 35 0 35 1 11. Giải thích bằng cách chiết tự 16 1 13 0 0 30 1 12. Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa 0 2 8 1 3 14 0,5

13. Khơng cĩ thơng tin 55 42 37 45 104 284 10

Tổng 816 782 652 146 300 2696 100

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các mơ hình giải thích nghĩa từ của HSTH

Tồn bộ khối liệu đƣợc phân loại thành 12 mơ hình giải thích và một loại khơng cĩ thơng tin. Cụ thể nhƣ sau:

(1) Giải thích bằng từ bao là cách giải thích dùng một từ thuộc cấp lớn hơn từ

cần giải thích, sau đĩ nêu thêm hoặc cũng cĩ thể khơng nêu thêm đặc điểm biệt loại. Nhƣ vậy, lời giải thích bằng từ bao gồm cĩ hai phần, một là từ bao, hai là phần giải thích theo cách phân tích nghĩa theo lối tự nhiên. Ví dụ: ““Bạn” cĩ nghĩa là: ngƣời chơi thân với mình, luơn quan tâm, giúp đỡ mình”. Trong đĩ, “ngƣời” là từ bao. Phần trả lời cho “ngƣời nhƣ thế nào?” là phần phân tích nghĩa. Đây là một mơ hình định nghĩa truyền thống, nhƣng đối với HSTH, sự khác biệt nằm ở chỗ từ bao thƣờng mang tính khái quát hơn và các nét khu biệt cũng mang tính đặc trƣng của lứa tuổi.

(2) Giải thích bằng cách phân tích tự nhiên. Thuộc kiểu giải thích bằng cách

phân tích tự nhiên là những lời giải thích bằng cách nêu lên các đặc điểm biệt loại của đối tƣợng đƣợc giải thích mà khơng dùng từ bao. Trong đĩ, trẻ em cĩ thể chỉ

nêu lên từng đặc điểm nhƣ cơng dụng, nguồn gốc, tác động, yêu cầu, tiêu chuẩn, hình dáng, màu sắc,... Ví dụ:

- cơng dụng: “Bàn để dùng cho học tập, Dùng để cả sách vở, hộp bút, bút mực,

bảng.”

- nguồn gốc: Ví dụ: “Gỗ” cĩ nghĩa là: được lấy ở cây nên gọi là gỗ”.

- tác động: Ví dụ: “Từ nắng cĩ nghĩa là chĩi chang, nĩng nực khiến ai đi xa

ngồi cũng phải đội mũ hoặc nĩn. Cĩ nơi khi nắng mà họ vẫn mặc áo len mà khơng cảm thấy nắng nĩng gì.”

- yêu cầu, tiêu chuẩn, hình dáng, màu sắc...: Ví dụ: “Tình bạn là giúp đỡ nhau,

yêu thương đùm bọc lẫn nhau.”; “Từ gỗ cĩ nghĩa là: Màu cam nhạt, khĩ đập gẫy.” (3) Giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế. Ví dụ: “Từ bạn là mình là học sinh với cả mọi người trong lớp mình là bạn cĩ nghĩa cậu là bạn của bạn cậu.”; “Học sinh: Cĩ nghĩa là học sinh là em”.

(4) Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống. Ví dụ: Từ “tình bạn” cĩ nghĩa là hai bạn rất thân thiết với nhau, luơn chơi cùng nhau, khơng cãi nhau, khơng tranh dành đồ chơi của nhau. Đĩ được gọi là “tình bạn”.

(5) Giải thích bằng cách nêu chức năng của từ là cách giải thích thƣờng đƣợc

các từ điển áp dụng đối với các hƣ từ, bằng cách nêu lên chức năng, vai trị của từ trong câu, trong ngơn ngữ. Nhƣng ở đây, trẻ em dùng để giải thích cho cả các từ loại khác. Mơ hình thƣờng gặp là: "Từ dùng để ...", ví dụ: Từ bạn là từ để xưng hơ

với nhau cùng tuổi và là từ chỉ những người bạn cùng tuổi... (5 nam) .

(6) Giải thích bằng từ đồng nghĩa. Học sinh dùng một từ đồng nghĩa để giải thích. Ví dụ: Học sinh cĩ nghĩa là học trị (4 nam).

(7) Giải thích bằng từ trái nghĩa. Ví dụ: Từ “nặng” cĩ nghĩa là trái với nhẹ (4

nữ).

(8) Giải thích bằng ví dụ. Trẻ em thể hiện sự hiểu biết của mình về từ bằng cách nêu lên các kết hợp của từ thành từ ghép, ngữ hoặc câu mà khơng giải thích gì. Ví dụ: “Từ bàn cĩ nghĩa là bàn học, bàn ghế. Là 1 vật dùng để làm việc gì đĩ.”;

(9) Giải thích bằng ví dụ chua nghĩa. Trong cách giải thích này, HSTH đƣa vào

một ví dụ, sau đĩ giải thích cho ví dụ đĩ. Ví dụ: Nếu từ à trong câu: “À tớ hiểu rồi”

thì từ “à” đĩ là từ chỉ cảm xúc khi bạn ấy đã hiểu. Cịn nếu từ à trong câu “Cậu chưa hiểu à?” thì từ “à” đĩ là từ chỉ…. (5 nữ).

(10) Giải thích bằng cách nêu từ loại. Ví dụ: Vườn tược là 1 danh từ chỉ chung chỉ các khu vườn (4 nam).

(11) Giải thích bằng cách chiết tự. Học sinh giải thích từng yếu tố cấu thành nên từ. Ví dụ: “học cĩ nghĩa là: học hành; sinh cĩ nghĩa là: học sinh của một

trường” (5 nam).

(12) Giải thích bằng cách thực từ hĩa. Đây là cách học sinh áp dụng khi giải

thích một số hƣ từ do hiểu nhầm về từ loại của hƣ từ đĩ. Ví dụ: Từ “cả” nghĩa là:

đơng đảo, tất cả các bạn trong lớp nĩi chuyện riêng với nhau (5 nam).

(13) Khơng cĩ thơng tin. Nhĩm này gồm những câu trả lời trong đĩ trẻ giải thích nghĩa của các từ đồng âm hoặc các từ cĩ liên quan đến từ đƣợc hỏi hoặc HSTH để giấy trắng, hay trả lời: “khơng biết”,.... Chẳng hạn, giải thích từ “ghế” cho câu hỏi về nghĩa từ “bàn” hoặc giải thích từ “bàn”, với nghĩa là “bàn luận”...

So với các phƣơng pháp định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt dành cho HSTH đã cĩ, các phƣơng pháp định nghĩa trong các từ điển tiếng Pháp (xem Chƣơng 1), và các mơ hình trẻ em Pháp, Ý dùng để giải thích từ (xem Chƣơng 1), các cách định nghĩa cĩ thể đƣợc gọi bằng những tên khác nhau hoặc đƣợc phân loại khác nhau, nhƣng xét về bản chất, cĩ thể tổng hợp lại để cĩ một cái nhìn tổng quát nhƣ trong Bảng 3.7:

Việt Nam Nƣớc ngồi

ST T T

Từ điển tiếng Việt

dành cho HSTH Trẻ em Việt Nam Từ điển tiếng Pháp dành cho trẻ em

Trẻ em Pháp, Ý

1. từ bao từ bao logic siêu khái quát

2. phân tích tự nhiên phân tích tự nhiên liệt kê định vị, hậu quả, chức năng 3. đồng nghĩa, trái

nghĩa đồng nghĩa, trái nghĩa trái nghĩa, đồng nghĩa 4. ví dụ (ngơn ngữ) ví dụ (ngơn ngữ)

5. chức năng của từ chức năng của từ hình thức (chức năng của từ) 6. ví dụ chua nghĩa ví dụ chua nghĩa

7. cảnh huống cảnh huống, mở rộng 8. trùng ngơn trùng ngơn 9. chỉ ra ví dụ (trong thực tế), tƣơng tự 10. chiết tự chiết tự 11. hình thái-ngữ nghĩa 12. từ loại 13. câu 14. thực từ hĩa

Bảng 3.7. Các phương pháp định nghĩa trong từ điển dành cho HSTH và mơ hình giải thích nghĩa từ của HSTH

Cĩ thể thấy, cĩ những phƣơng pháp định nghĩa đƣợc sử dụng trong từ điển tiếng Pháp mà khơng cĩ trong từ điển tiếng Việt và ngƣợc lại. Hiện tƣợng này cĩ thể giải thích nhƣ sau: thứ nhất, do sự khác nhau về loại hình ngơn ngữ (trùng ngơn, hình thái-ngữ nghĩa ở tiếng Pháp, chiết tự ở tiếng Việt); thứ hai, do từ điển tiếng Việt chỉ áp dụng các phƣơng pháp truyền thống, cịn từ điển tiếng Pháp đã áp dụng một số cách định nghĩa khác, ví dụ nhƣ: bằng ví dụ (ngơn ngữ), ví dụ chua nghĩa, hay câu. Những phƣơng pháp định nghĩa này cĩ cơ sở từ những tiền đề lí luận nhƣ ở Chƣơng 1 đã trình bày. Kết quả điều tra cho thấy: trong lời giải thích của mình, trẻ em sử dụng một số cách giải thích mà các tác giả từ điển khơng hề áp dụng, trong đĩ, đáng chú ý nhất và nhiều nhất là giải thích bằng miêu tả cảnh huống. Cách giải thích này của trẻ em cĩ nhiều điểm tƣơng đồng với phƣơng pháp định nghĩa theo lí thuyết từ điển học tri nhận.

3.4. Tiểu kết

Kết quả khảo sát việc giải thích nghĩa từ của HSTH cho thấy một bức tranh khác rất nhiều so với bức tranh những lời định nghĩa đã đƣợc áp dụng trong các từ điển giải thích tiếng Việt dành cho HSTH đã cĩ. Nếu nhƣ trong các từ điển, các tác

mơ hình để giải thích nghĩa từ. Với mỗi từ loại, HSTH lại cĩ những xu hƣớng xử lí mang những nét đặc trƣng riêng. Chẳng hạn, cách giải thích bằng từ bao truyền thống đƣợc sử dụng khá nhiều trong lớp thực từ thì lại khơng đƣợc sử dụng trong khi giải thích tình thái từ và hƣ từ. Sự khác biệt cịn thể hiện ở ngay trong việc giải thích các thực từ khác nhau. Cách giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống, giải thích bằng ví dụ chiếm một tỉ lệ nhiều hơn hẳn khi giải thích các động từ, tính từ so với khi giải thích danh từ.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ của khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ em. Cĩ thể nhận thấy rất rõ là HSTH cịn gặp khá nhiều khĩ khăn trong việc giải thích nghĩa từ. Cĩ đến 10% lƣợng học sinh đƣợc khảo sát Khơng cĩ thơng tin, tức là

khơng đƣa ra đƣợc lời giải thích. Thêm vào đĩ, ngay trong những lời giải thích mà HSTH đƣa ra cũng thể hiện sự khĩ khăn đĩ. Trong cách giải thích bằng từ bao chẳng hạn, việc lựa chọn từ bao rất khác nhau, khi thì lớn quá, khi thì hẹp quá,... điều này cho thấy HSTH chƣa hiểu đúng sự vật, sự việc, hành động, thuộc tính mà từ biểu thị. Hay việc HSTH giải thích từ hƣ bằng cách thực từ hĩa cũng tƣơng tự nhƣ vậy.

Cĩ một số mơ hình giải thích đƣợc dùng trong tất cả các từ loại là: giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống, giải thích bằng ví dụ, giải thích bằng cách nêu chức năng của từ, giải thích bằng cách nêu từ loại. Những cách cịn lại chỉ đƣợc sử dụng phổ biến ở một số từ loại nhất định. Cách giải thích theo kiểu logic, giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế và phân tích tự nhiên chỉ đƣợc dùng cho các thực từ mà khơng đƣợc dùng cho tình thái từ và hƣ từ.

Việc tổng hợp lại những cách giải thích trong từ điển tiếng Việt, từ điển tiếng Pháp, cách giải thích của học sinh Pháp, cách giải thích của học sinh Việt Nam giúp chúng ta cĩ một cái nhìn bao quát về các nội dung đang xem xét. Từ đĩ cĩ thể cân nhắc để đƣa ra đƣợc những phƣơng pháp định nghĩa từ hiệu quả trong từ điển giải thích dành cho trẻ em.

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)