Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 90 - 101)

a tht4: từ dùng cuối câu với ý cảm thấy lạ Vd1: Ơng đấy ! Vd2: Anh sống sung

3.3.1. Cách học sinh tiểu học giải thích nghĩa của danh từ

Với 10 mẫu phiếu, tổng số phiếu là 816. Sau khi phân tích, kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp lại và trình bày trong bảng 3.2.

STT

Mơ hình giải thích bạn

học sinh bàn mèo hoa hồn

g gỗ nắng tình bạn đề nghị vƣờ n tƣợ c Tổng 1. Giải thích bằng từ bao 56 32 51 65 72 54 37 18 56 20 461 2. Giải thích bằng cách phân tích tự nhiên 0 4 12 0 0 19 21 23 0 0 79 3. Giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế 8 9 3 0 4 2 0 26 0 26 78 4. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống 0 4 0 0 0 0 9 12 13 0 38 5. Giải thích bằng cách nêu chức năng của từ 3 3 4 7 8 3 2 0 0 3 33

6. Giải thích bằng ví dụ 3 1 5 10 0 2 9 0 1 2 33 7. Giải thích bằng từ đồng nghĩa 0 6 0 0 0 0 0 0 10 0 16 8. Giải thích bằng cách chiết tự 0 4 0 0 0 0 0 1 0 11 16 9. Giải thích bằng cách nêu từ loại 0 0 1 1 0 1 3 0 0 1 7

10. Khơng cĩ thơng tin 3 10 3 2 4 9 3 2 2 17 55 Tổng 73 73 79 85 88 90 84 82 82 80 816

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp mơ hình giải thích các danh từ của HSTH 3.3.1.1. Giải thích bằng từ bao

a. Từ bao

Trong các lời giải thích bằng từ bao, HSTH sử dụng rất nhiều từ bao khác nhau. Nguyên nhân là do các em lúng túng trong việc quy loại sự vật. Chẳng hạn: bàn: sự

vật, vật, thứ, loại, vật dụng, đồ vật, đồ dùng, dụng cụ, cơng cụ, tiện nghi, cái bàn;

mèo: động vật, con vật, thú, gia súc; gỗ: thứ, loại, vật, đồ vật, đồ, dụng cụ, chất liệu, tài nguyên, thực vật, loại/ lồi, cây/ gỗ, gỗ, thân cây, phần cứng/ rắn, thịt/ phần thịt, phần thân, cành, khúc gỗ, mảnh nhỏ.

Đa số HSTH sử dụng từ bao đúng (thuộc lớp trên, gần nhất), tuy nhiên cũng cĩ những trƣờng hợp sử dụng từ bao quá lớn, quá nhỏ hoặc từ bao sai. Ví dụ:

Từ bao quá lớn: bàn: sự vật, vật, thứ, loại; hoa hồng: thực vật, tình bạn: thứ;

nắng: sự vật,... hoặc quá cụ thể: bạn: trẻ em, anh, chị, bạn; nắng: tia nắng.

Từ bao sai: gỗ: vật, đồ vật, đồ, dụng cụ, thực vật; học sinh: bậc học; vƣờn tƣợc:

khu vực, khu đất, đất, vùng đất, vườn.

b. Các nét nghĩa

Để thấy đƣợc đặc điểm của các nét nghĩa trong lời giải thích của trẻ em, chúng tơi so sánh với lời giải thích trong Từ điển VNNH, một từ điển phổ thơng.

Các nét nghĩa đƣợc trẻ em dùng để giải thích khác với các nét nghĩa trong từ điển phổ thơng. Chẳng hạn, khi giải thích từ “bạn”, các nét nghĩa đƣợc sử dụng chủ yếu theo thứ tự từ nhiều đến ít là: chơi, thân, cùng học, cùng tuổi, quen,... Cĩ thể

nhau, tiếp đến là thân, cùng học, cùng tuổi và cĩ quen biết. Trong Từ điển VNNH, nét nghĩa đầu tiên của từ bạn là: quen biết, sau đĩ mới đến quan hệ gần gũi, ngang

hàng: “bạn I d. 1 Ngƣời quen biết và cĩ quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do

hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hƣớng, cùng hoạt động, v.v.. Bạn

nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người là bạn. (...)”. Sự khác biệt này cho

thấy, trẻ em cách nhận thức sự vật riêng của trẻ em, trẻ em luơn lấy mình làm trung tâm của lời giải thích. "Bạn" trƣớc hết phải là ngƣời để các em chơi cùng, sau đĩ mới đến các yếu tố khác.

Trong trƣờng hợp các nét nghĩa đƣợc trẻ em sử dụng nhiều giống nhƣ trong từ điển thì thứ tự ƣu tiên cũng cĩ điểm khác biệt. Khi giải thích từ bàn, nét nghĩa đƣợc trẻ em đề cập đến nhiều nhất là cơng dụng, sau đĩ mới đến chất liệu, cấu tạo và các

loại. Những nét nghĩa này cũng tƣơng đồng với các nét nghĩa trong Từ điển VNNH,

chỉ khác ở thứ tự xuất hiện. Trong từ điển VNNH, chất liệu đƣợc nĩi đến trƣớc, sau đĩ là cấu tạo, và cuối cùng mới đến cơng dụng.

VNNH. bàn1 d. Đồ dùng thƣờng bằng gỗ cĩ mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc, v.v. Bàn viết. Bàn ăn. Khăn bàn.

Thơng thƣờng thì các nét nghĩa đƣợc sắp xếp theo trật từ cái quan yếu đứng trƣớc, phụ đứng sau. Bàn là một vật rất quen thuộc với trẻ em. Chúng sử dụng bàn từ nhỏ vào việc học (để sách vở, để bút mực), việc ăn hàng ngày, cĩ khi khơng để ý xem bàn làm bằng chất liệu gì. Thêm vào đĩ, việc nhận biết đây là cái gì, dùng để làm gì diễn ra sớm và dễ dàng hơn việc nhận biết cái đĩ đƣợc làm bằng gì. Chẳng hạn, chúng ta thƣờng hỏi trẻ “Đây là cái gì?”. Trẻ trả lời: “Đây là cái mũi”. Ta sẽ thƣờng hỏi tiếp: “Cái mũi để làm gì?”. Trẻ trả lời: “Cái mũi dùng để ngửi”. Cĩ nhiều em đã giải thích từ bàn chỉ bằng cách nêu cơng dụng của nĩ mà khơng hề

miêu tả nĩ đƣợc làm bằng gì, cấu tạo ra sao: “Bàn cĩ nghĩa là: một đồ vật để chúng

ta đặt sách lên đọc bài, thậm chí cĩ thể viết bài đấy cịn cĩ thể đặt bát lên ăn cơm đĩ và học bài nữa đấy.” (3 nữ) hay “Bàn là đồ vật dùng trong gia đình, bàn dùng để để đồ vật như: Đồ dùng học tập, cốc chén, đồ chơi” (5 nam).

Sự khác biệt về các nét nghĩa cũng nhƣ thứ tự ƣu tiên của chúng cho thấy từ điển dành cho trẻ em khơng thể đƣợc tạo thành bằng cách rút gọn từ điển của ngƣời lớn đƣợc. Nĩ phải đƣợc biên soạn theo cách riêng, theo những nguyên tắc nhất định, cĩ tính đến các đặc điểm tâm sinh lí, thế giới quan của trẻ.

Lời giải thích của HSTH rất cụ thể. Chẳng hạn khi giải thích cho từ “học sinh”, đa số HSTH cũng xác định nét nghĩa học ở trường. Tuy nhiên, với đặc điểm nhận thức dễ dàng hơn những điều cụ thể, cũng khá nhiều HSTH nĩi về nét nghĩa đi học, cụ thể hơn nữa là học ở cấp nào, lớp mấy, thậm chí cịn học gì, để làm gì. Ví dụ: “Học sinh cĩ nghĩa là một đứa trẻ em từ 1 tuổi trở lên cần được đi học để được dạy

dỗ, bảo ban và dạy cho các em nhỏ phải làm thế nào để thành người tốt, người cĩ ích. Vậy nên các em nhỏ cần được đi học. Bắt đầu vào lớp một, chúng ta sẽ được gọi là học sinh. Khi đĩ, chúng ta sẽ (học) những con số, chữ cái. Khi càng lên lớp cao hơn, chúng ta sẽ học kiến thức cao hơn khi cịn học ở lớp Một” (4 nữ).

Các nét nghĩa phù hợp với lƣợng tri thức của HSTH. Ở trƣờng hợp từ “mèo”, các nét nghĩa đƣợc HSTH đƣa vào khá phong phú và sinh động, nhiều nhất là: nuơi

trong nhà, bắt chuột, ăn cá, sau đĩ mới là bốn chân, các đặc điểm về lơng, về mắt

(sáng vào buổi tối). Trong khi đĩ, Từ điển VNNH giải thích nhƣ sau: “mèo d. 1 Thú nhỏ cùng họ với hổ báo, nuơi trong nhà để bắt chuột. Chĩ treo, mèo đậy (tng). (...)”. Thực tế, mèo thì cĩ cả mèo nhà và mèo rừng. Nhƣng đối với HSTH, con mèo chỉ là mèo nhà, với đặc điểm là hay bắt chuột. Đĩ là những đặc điểm mà con mèo nào

cũng cĩ, cho dù chúng cĩ màu lơng gì. Cịn việc nĩ thuộc họ nào thì khơng quan trọng và cĩ lẽ nhiều HSTH khơng biết, đấy là một kiến thức sinh học vẫn cịn xa lạ với HSTH. Hay khi giải thích từ “hoa hồng” cũng vậy. HSTH nhận thức đây là một lồi hoa, cho nên các nét nghĩa đƣợc đề cập đến nhiều nhất là: màu sắc (màu đỏ,

màu hồng, nhiều màu,...), hƣơng thơm, tiếp đến mới là cĩ gai, cơng dụng (tặng,

trang trí, làm nƣớc hoa, thắp hƣơng,...), rồi đặc điểm đẹp, ý nghĩa tượng trưng. Lá đƣợc rất ít HSTH đề cập đến, và cĩ đề cập đến thì cũng chỉ nĩi về màu sắc của nĩ (lá cĩ màu xanh lá bên trên, màu đỏ tía nhạt bên dƣới), chứ khơng nĩi theo cách

phân loại sinh học, khác với trong Từ điển VNNH. Từ điển này quy loại đĩ là một loại cây: “hoa hồng1 d. x. hồng3.

hồng3 d. cn. hoa hồng. Cây cảnh cỡ nhỏ, cùng họ với đào, mận, thân cĩ gai, lá

kép cĩ răng, hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng hoặc đỏ,..., cĩ hƣơng thơm.” Cĩ thể rút ra một điều là với HSTH, đơn vị đầu mục để giải thích trong từ điển cĩ thể khơng phải là từ. Chẳng hạn, trong trƣờng hợp này, muốn giải thích về cây, ta phải đƣa vào “cây hoa hồng”. “Quả bƣởi” và “cây bƣởi” phải ở hai mục từ khác nhau và cùng đƣợc đƣa vào từ điển để giải thích.

Số lƣợng nghĩa HSTH dùng để giải thích khác với số lƣợng nghĩa trong từ điển phổ thơng. Khi giải thích từ “nắng”, HSTH khơng chỉ nêu lên nét nghĩa về nguồn

gốc mà cịn nêu tác động của nĩ. Ví dụ: “Một hiện tượng của bầu trời do mặt trời chiếu xuống. Làm cho người ta cảm thấy oi bức nĩng nực.” (5 nam). Trong từ điển

VNNH, các tác giả của nĩ chỉ đề cập đến nguồn gốc, mà khơng nĩi gì đến tác động: “nắng I d. 1 Ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống. Nắng trưa hè. 2 Khoảng thời gian của một ngày cĩ nắng. Thĩc phơi độ ba nắng thì săn. (...)”.

Đối với các danh từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên, nét nghĩa tác động cĩ lẽ cũng đĩng một vai trị quan trọng đối với cuộc sống con ngƣời. Việc HSTH đề cập đến nét nghĩa này khá nhiều dƣờng nhƣ cũng chứng tỏ điều đĩ.

3.3.1.2. Giải thích bằng cách phân tích tự nhiên

Giải thích bằng phân tích tự nhiên: Thuộc kiểu giải thích bằng cách phân tích

tự nhiên là những lời giải thích bằng cách nêu lên các đặc điểm biệt loại của đối tƣợng đƣợc giải thích mà khơng dùng từ bao. Trong đĩ, HSTH cĩ thể chỉ nêu lên từng đặc điểm nhƣ cơng dụng, nguồn gốc, tác động, u cầu, tiêu chuẩn, hình dáng, màu sắc,... Ví dụ:

- cơng dụng: “Bàn để dùng cho học tập, Dùng để cả sách vở, hộp bút, bút mực,

bảng.”

- tác động: Ví dụ: “Từ nắng cĩ nghĩa là chĩi chang, nĩng nực khiến ai đi xa

ngồi cũng phải đội mũ hoặc nĩn. Cĩ nơi khi nắng mà họ vẫn mặc áo len mà khơng cảm thấy nắng nĩng gì.”

Cách giải thích này cĩ thể đƣợc thể hiện bằng nhiều cách:

Chỉ nêu cơng dụng hoặc chỉ nêu nguồn gốc: Ví dụ: “Bàn để dùng cho học tập,

Dùng để cả sách vở, hộp bút, bút mực, bảng.” (3 nữ)

"Gỗ được lấy từ các thân cây cĩ màu hoặc đen dùng để đĩng các vật dụng

trong nhà hoặc để lát sàn.” (3 nữ) hay “Theo tớ hiểu gỗ cĩ màu trắng hoặc màu nâu.” (3 nữ). Nhƣng lời giải thích rất đơn giản, cụ thể, chỉ mơ tả lại những gì mà cá

nhân học sinh đĩ nhìn thấy, tiếp xúc, chƣa cĩ một tầm khái quát nhất định. “nắng là từ trời tạo ra lúc ơng mặt trời vui thì trời sẽ nắng.” (4 nam) “Nắng cĩ nghĩa là nắng nĩng dễ gây ra tốt mồ hơi.” (3 nam)

Nêu yêu cầu, tiêu chuẩn của một ngƣời bạn. Ví dụ: “Cĩ nghĩa là: bạn bè phải

yêu thương yêu quý nhau, giúp đỡ nhau. Vậy người mới gọi là tình bạn.” (3 nữ)

Khi giải thích từ đề nghị, một danh từ trừu tƣợng đƣợc thực thể hĩa, rất nhiều

trẻ em đã dùng một động từ để giải thích. Điều này cĩ thể đƣợc lí giải là do danh từ này vốn cĩ liên quan với động từ “đề nghị”. Tâm lí trẻ em luơn muốn cụ thể hĩa những gì cĩ thể vào trong tầm nhận thức của mình, do đĩ, danh từ chỉ khái niệm đƣợc “phạm trù hĩa” đƣợc giải thích theo nghĩa của từ với vai trị là động từ. Trong Từ điển VNNH, “đề nghị” đƣợc giải thích nhƣ sau: “đề nghị I đg. 1 Đƣa ra ý kiến về một việc nên làm nào đĩ để thảo luận, để xét. Đề nghị áp dụng một biện pháp kĩ

thuật mới. Đề nghị một danh sách khen thưởng. 2 Yêu cầu, thƣờng là việc riêng, và

mong đƣợc chấp nhận, đƣợc giải quyết (thƣờng dùng trong đơn từ); nhƣ yêu cầu, nhƣng cĩ vẻ khiêm nhƣờng hơn. Viết đơn đề nghị cho được chuyển cơng tác. 3 Từ

dùng ở đầu câu để nêu lên một yêu cầu, địi hỏi phải làm theo (thƣờng dùng thay thế cho một câu mệnh lệnh để cho cĩ vẻ lịch sự hơn). Đề nghị im lặng! II d. Điều đề nghị để thảo luận, để xét. Một đề nghị hợp lí.”

Ở đây, HSTH dùng các động từ sau để giải thích: đề nghị, yêu cầu, đưa ra ý kiến, bảo,... Ví dụ:

“Đề nghị cĩ nghĩa là: Đề nghị một ai đĩ làm một việc gì đĩ.” (3 nam)

“đề nghị cĩ nghĩa là: ví dụ các bạn nĩi chuyện, thì bạn kêu các bạn khơng được

nĩi chuyện, thế cĩ nghĩa là “đề nghị”.” (4 nữ)

Cĩ thể thấy, hiểu đƣợc những danh từ trừu tƣợng là một việc khĩ khăn đối với HSTH và diễn đạt việc hiểu các danh từ đĩ cịn khĩ hơn nữa.

3.3.1.3. Giải thích bằng cách chỉ ra sự vật cĩ trong thực tế

Khi áp dụng cách này, HSTH thƣờng quy chiếu đến, chỉ ra những sự vật hiện tƣợng gần gũi với mình trong thế giới khách quan. Ví dụ:

“Em hiểu từ “bạn” cĩ nghĩa là một người bạn của mình, bạn thân hoặc một

người bạn quen biết, bạn hàng xĩm,…” (5 nữ)

HSTH chỉ ra những ngƣời mà trẻ coi là bạn một cách cụ thể; và qua đĩ, cho chúng ta thấy cách hiểu của HSTH về nghĩa từ bạn. Cách giải thích này cho thấy

HSTH hiểu từ nhƣng khả năng để diễn giải cho ngƣời khác cĩ thể hiểu nhƣ mình cịn thiếu. Đây là một vấn đề mà các từ điển dành cho HSTH cần phải lƣu ý, quan tâm để giúp trẻ trong quá trình học tập và nhận thức thế giới của mình.

HSTH cĩ thể chỉ ra chính bản thân mình, hoặc những bạn bè xung quanh mình. Ví dụ, khi giải thích từ "học sinh": “Cĩ nghĩa là học sinh là em” (3 nữ); “Từ học

sinh cĩ nghĩa là: học sinh lớp 3A2 chẳng hạn cậu là học sinh 3A1 từ học sinh cĩ nghĩa là học trường Yên Viên đến trường học là chính cĩ nghĩa là cậu là học sinh”

(3 nam). Cách giải thích này thể hiện mức độ nhận thức cịn rất cụ thể, chƣa cĩ tầm khái quát của trẻ em về sự vật.

Hay khi giải thích từ “bàn”, HSTH thƣờng quy chiếu đến cái bàn học, thứ gần gũi hơn cả, chứ ít chỉ ra các loại bàn khác. Ví dụ: “Cĩ nghĩa là bàn thì nghĩa về một

cái bàn học nào đĩ.” (3 nam)

Khơng thể kết luận là HSTH khơng hiểu nghĩa từ. Nhƣng cũng khơng phải vì thế mà khơng cần đƣa những từ nhƣ thế này vào từ điển. Những nét nghĩa, hình ảnh, ví dụ,... giúp trẻ em cĩ một ý niệm đầy đủ hơn về sự vật. Và điều quan trọng hơn hơn nữa là giúp trẻ học đƣợc cách diễn đạt những tri thức mà mình đã cĩ, biết đƣợc cách nĩi làm sao cho ngƣời khác hiểu mình.

3.3.1.4. Giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống. Khi giải thích từ "học sinh":

“Học sinh cĩ nghĩa là: thầy dạy học sinh nghe giảng học sinh cho ra chơi” (4 nam). Đĩ là một cảnh huống thƣờng gặp ở học sinh, lời giải thích gợi tả những sinh hoạt, cơng việc tiêu biểu của học sinh. Hay vấn đề rõ hơn trong câu sau: “Câu “Tớ cĩ một

đề nghị” cĩ nghĩa là: Đề nghị bạn làm gì đĩ. Như là đề nghị bạn học xong bài Tốn hoặc một bài tập gì đĩ xong rồi thì được ra chơi hoặc đi đâu đĩ.” (3 nữ)

Cách giải thích này cĩ lẽ khá phù hợp với nhận thức và tâm lí của HSTH. Một ngữ cảnh gần gũi, một sự việc cụ thể, tất cả những thứ đĩ làm cho mọi thứ trừu tƣợng trở thành cụ thể và cĩ thể hiểu đƣợc một cách dễ dàng hơn.

3.3.1.5. Giải thích bằng cách nêu chức năng từ

Đây là cách giải thích thƣờng đƣợc các từ điển áp dụng đối với các hƣ từ, bằng cách nêu lên chức năng, vai trị của từ trong ngơn ngữ. Nhƣng ở đây, trẻ em dùng để giải thích cho cả các danh từ. Danh từ là lớp từ ngữ cĩ tính định danh rõ nhất. Do

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)